Vĩnh biệt NSUT Lệ Thanh- TIẾC NHỚ MỘT TÀI NĂNG.
Vậy là sau nhạc sỹ An Thuyên, giờ đến Nghệ sỹ ưu tú Lệ Thanh – những đồng đội thân yêu của tôi đã vĩnh viễn ra đi !.. Dẫu biết quy luật ...
https://www.maivanlang.com/2017/07/vinh-biet-nsut-le-thanh-tiec-nho-mot.html
Vậy là sau nhạc sỹ An Thuyên, giờ đến Nghệ sỹ ưu tú Lệ Thanh – những đồng đội thân yêu của tôi đã vĩnh viễn ra đi !..
Dẫu biết quy luật sinh, lão, bệnh, tử của tạo hóa vốn nghiệt ngã, nhưng cái tin dữ NSUT Lệ Thanh qua đời vẫn khiến lòng tôi có một sự hẫng hụt, thậm chí hết sức tiếc nhớ !..
Tôi muốn nói đôi điều về người nghệ sỹ yêu quý này.
Tháng 10 năm 1975, hồi còn công tác trong Quân đội, tôi được điều từ Đoàn 22B Quân khu Bốn về làm cán bộ chỉ huy Đoàn văn công tỉnh đội hợp nhất Nghệ Tĩnh thì nữ ca sỹ Lệ Thanh đã có mặt ở đó, em mang quân hàm binh nhất. Với dáng người nhỏ bé, gương mặt tròn, da trắng, ít nói, mà có nói cũng nhỏ nhẹ kiệm lời, nhưng đôi mắt thì luôn ánh lên sự thông minh thực sự. Có một kỷ niệm về cô chiến sỹ này khiến tôi nhớ mãi…Ấy là sau khi về phụ trách Đoàn văn công mới được ít hôm, theo gợi ý của Phòng chính trị Bộ chỉ huy quân sự, tôi cho xúc tiến dàn dựng ngay vở kịch TẤM KHĂN HỒNG (dân ca Bình Trị Thiên khá nổi tiếng của tôi hồi bấy giờ) làm tiết mục biểu diễn bổ sung cho chương trình. Ca sỹ Lệ Thanh lúc đó đang ở tuổi mười tám, nhưng tôi vẫn quyết định chọn em thể hiện đóng vai bà cụ Tiến tuổi xấp xỉ 70, một nhân vật chính trong vở diễn, bởi lẽ, em có giọng hát dân ca rất hay, tiếp thu nhanh, và điều quan trọng là tôi rất tin em sẽ thủ vai kịch này thành công. Và rồi…đúng như tôi nhận định, khi tập vai kịch này em đã phải hát điệu “lý giao duyên” đến mấy chỗ trong vở. Mà như ta biết, điệu “lý giao duyên” dân ca Huế vốn có giai điệu cũng như tiết tấu hết sức phức tạp, nó chứa rất nhiều phách ngoại, người nào thính nhạc kém thì khó mà hát được đúng nhịp. Vậy mà, với Lệ Thanh, khi tôi đạo diễn, Lệ Thanh chỉ cần nghe tôi hát trước một vài lần là em đã hát đúng phách
Sau đó, khoảng giữa năm 1980, khi Hội diễn Nghệ thuật Quân khu Bốn tổ chức tại Huế kết thúc, thì Lệ Thanh và An Thuyên, một người là ca sỹ, một người chuyên sáng tác tiết mục của Đoàn văn công tỉnh đội Nghệ Tĩnh chúng tôi, họ được điều chuyển sang Đoàn văn công Quân khu Bốn công tác. Riêng Lệ Thanh, bằng tài năng thăng hoa và nở rộ, cộng với sự cống hiến hết mình cho Nghệ thuật, em đã được Nhà nước vinh danh danh hiệu cao quý: Nghệ sỹ ưu tú.
Ôi! Một tài năng từng vang bóng, một người đồng đội thân yêu nữa của tôi đã lại vĩnh viễn ra đi, thật tiếc nhớ vô cùng!...
, và thể hiện tính cách nhân vật cụ già cũng rất được. Thế rồi sau đó không lâu, Đoàn văn công chúng tôi hành quân ra Vinh tập huấn và xây dựng chương trình tiết mục suốt mấy tháng liền ở Trường Văn hóa Nghệ thuật tỉnh. Đợt này Lệ Thanh được phân công hát đơn ca một số tác phẩm như “O dân quân làng Đỏ”của Nguyên Nhung, “Đêm nghe hát đò đưa nhớ Bác” của An Thuyên, “Một khúc tâm tình người Hà Tĩnh” của Nguyễn Văn Tý…Đặc biệt là khi song ca với Việt Hồng thể hiện ca khúc “Người đi xây hồ Kẻ Gỗ” thì Lệ Thanh thực sự đã biểu lộ được tính sáng tạo đẫn đến đỉnh cao tài năng nghệ thuật của mình trên sân khấu khiến người xem cũng như người nghe hết sức quý mến em; minh chứng là em luôn gặt hái được những tràng vỗ tay kéo dài đề nghị hát lại đến hai, thậm chí ba lần tiết mục mà em đảm trách. Em biểu diễn gây ấn tượng đến mức Đoàn văn công chúng tôi đi biểu diễn đến đâu bà con nhân dân thấy đều gọi là “Đoàn văn công Lệ Thanh”. Thời gian này, em cũng đã từng thể hiện thành công không ít tác phẩm dân ca Nghệ Tĩnh do tôi soạn lời mới được Đài tiếng nói Việt Nạm chọn thu thanh và đưa lên sóng, như: “Đường về xứ Nghệ hôm nay”, “Lời ru của mẹ”, “Niềm vui bên bếp lửa hồng”, “Lời thương muốn ngỏ” v.v..Dẫu biết quy luật sinh, lão, bệnh, tử của tạo hóa vốn nghiệt ngã, nhưng cái tin dữ NSUT Lệ Thanh qua đời vẫn khiến lòng tôi có một sự hẫng hụt, thậm chí hết sức tiếc nhớ !..
Tôi muốn nói đôi điều về người nghệ sỹ yêu quý này.
Tháng 10 năm 1975, hồi còn công tác trong Quân đội, tôi được điều từ Đoàn 22B Quân khu Bốn về làm cán bộ chỉ huy Đoàn văn công tỉnh đội hợp nhất Nghệ Tĩnh thì nữ ca sỹ Lệ Thanh đã có mặt ở đó, em mang quân hàm binh nhất. Với dáng người nhỏ bé, gương mặt tròn, da trắng, ít nói, mà có nói cũng nhỏ nhẹ kiệm lời, nhưng đôi mắt thì luôn ánh lên sự thông minh thực sự. Có một kỷ niệm về cô chiến sỹ này khiến tôi nhớ mãi…Ấy là sau khi về phụ trách Đoàn văn công mới được ít hôm, theo gợi ý của Phòng chính trị Bộ chỉ huy quân sự, tôi cho xúc tiến dàn dựng ngay vở kịch TẤM KHĂN HỒNG (dân ca Bình Trị Thiên khá nổi tiếng của tôi hồi bấy giờ) làm tiết mục biểu diễn bổ sung cho chương trình. Ca sỹ Lệ Thanh lúc đó đang ở tuổi mười tám, nhưng tôi vẫn quyết định chọn em thể hiện đóng vai bà cụ Tiến tuổi xấp xỉ 70, một nhân vật chính trong vở diễn, bởi lẽ, em có giọng hát dân ca rất hay, tiếp thu nhanh, và điều quan trọng là tôi rất tin em sẽ thủ vai kịch này thành công. Và rồi…đúng như tôi nhận định, khi tập vai kịch này em đã phải hát điệu “lý giao duyên” đến mấy chỗ trong vở. Mà như ta biết, điệu “lý giao duyên” dân ca Huế vốn có giai điệu cũng như tiết tấu hết sức phức tạp, nó chứa rất nhiều phách ngoại, người nào thính nhạc kém thì khó mà hát được đúng nhịp. Vậy mà, với Lệ Thanh, khi tôi đạo diễn, Lệ Thanh chỉ cần nghe tôi hát trước một vài lần là em đã hát đúng phách
Sau đó, khoảng giữa năm 1980, khi Hội diễn Nghệ thuật Quân khu Bốn tổ chức tại Huế kết thúc, thì Lệ Thanh và An Thuyên, một người là ca sỹ, một người chuyên sáng tác tiết mục của Đoàn văn công tỉnh đội Nghệ Tĩnh chúng tôi, họ được điều chuyển sang Đoàn văn công Quân khu Bốn công tác. Riêng Lệ Thanh, bằng tài năng thăng hoa và nở rộ, cộng với sự cống hiến hết mình cho Nghệ thuật, em đã được Nhà nước vinh danh danh hiệu cao quý: Nghệ sỹ ưu tú.
Ôi! Một tài năng từng vang bóng, một người đồng đội thân yêu nữa của tôi đã lại vĩnh viễn ra đi, thật tiếc nhớ vô cùng!...
Nguồn: FB soạn giả Nguyễn Viết Hoài