Tưng bừng chiếu xẩm giao lưu
Được sự giúp đỡ của Hội văn nghệ dân gian TP Hải Phòng và Ban Quản lý Đình Hào Khê, ngày 15/10/2017 Nhóm xẩm Hải Phòng đã tổ chức giao...
https://www.maivanlang.com/2017/10/tung-bung-chieu-xam-giao-luu.html
Được
sự giúp đỡ của Hội văn nghệ dân gian TP Hải Phòng và Ban Quản lý Đình Hào Khê,
ngày 15/10/2017 Nhóm xẩm Hải Phòng đã tổ chức giao lưu hát xẩm. Mặc dù đường xá
xa xôi, đò giang cách trở nhưng ngay từ sáng sớm, những người yêu nghệ thuật
hát xẩm của hầu hết các tỉnh Bắc Bộ đã có mặt đông đủ tại đình Hạo Khê. Tham dự
buổi giao lưu bên cạnh các nhà sử học, các nhà nghiên cứu nghệ thuật hát xẩm của
Hải Phòng còn có các NSUT : Xuân Theo, Thanh BÌnh, Thúy Đạt, nhóm xẩm Hoa Xuân,
CLB Liên Hoa, nhóm xẩm Quảng Ninh, CLB chiếu chèo Đình làng Việt, CLB dân gian
Unesco, CLB dân ca “Còn Duyên “ của tỉnh Vĩnh Phúc, các nghệ nhân nghệ sĩ chuyên và không các tỉnh: Thái Bình, Ninh
Bình, Vĩnh Phúc, Hà Nội, Hải Dương, Bắc Ninh, Quảng Ninh v v . . .
Hơn 20 tiết mục đặc sắc
của nghệ thuật hát xẩm như: Xẩm huê tình, Giọt nước cánh bèo ( xẩm Hà liễu ) dứa
dại không gai, Hà Thành 36 phố phường, Vui nhất có chợ Đồng Xuân, Xẩm Hải
Phòng, Hỏi người có nhớ quê chăng v v . . . đã được các nghệ nhân, nghệ sĩ
trình bầy trong buổi giao lưu đã thể hiện sự phong phú, đa dạng trong các làn
điệu hát xẩm và nghệ thuật diễn xướng của bộ môn nghệ thuật mang tính dân gian
cao này
Có thể nói đây là một
cuộc giao lưu hiếm có vì nó tập hợp được gần như đầy đủ các khuôn mặt của những
người đã và đang kế thừa, phát huy nghệ thuật hát xẩm đích thực. Nhìn các
nghệ nhân, nghệ sĩ trang nghiêm dâng hương cho tổ nghề hát xẩm, và đàn ca
chúng tôi thấy vui và tất cả đều ánh lên niềm yêu dành cho nghệ thuật hát xẩm
Tuy nhiên, bên cạnh những
vấn đề về mặt tổ chức, cuộc giao lưu cũng cho thấy nhiều vấn đề cần bàn trong
việc gìn giữ kế thừa và phát huy nghệ thuật hát xẩm:
1- Do không có nhiều sách nghiên cứu, không có thầy xẩm, và không có người đứng mũi chịu sào đặc biệt, tập hợp lực lượng, nên nghệ thuật xẩm, mạnh ai nấy học, mạnh ai nấy hát, ai cũng là học trò của cụ Hà Thị Cầu mà kỳ thức học cụ thì ít và không được bao nhiêu
2- Những bài hát xẩm lời
cổ là vốn quý, tuy nhiên, xẩm lời cổ thì ý cổ, tứ cổ, như vậy khó phù hợp với
cuộc sống, con người hôm nay. Cần lắm những bài thơ hay, đậm chất xẩm trong các
buổi giao lưu để nghệ thuật hát xẩm thực sự phát huy giá trị trong đời sống mới.
Tôi nghĩ không phải không có thơ hay, thơ hay cho hát xẩm, mà những người hát xẩm
chưa phát hiện, hoặc chưa chịu khó phát hiện, hoặc lười tìm kiếm. vì có bài thơ
hay, rất phù hợp rồi lại phải lồng điệu. Yêu xẩm, say xẩm, muốn hát xẩm nhưng mấy
ai trong số những người hát xẩm hiện nay có thể lồng điệu cho lời thơ mới của
loại hình nghệ thuật này
3- Hát xẩm thường đi
kèm cây đàn nhị, hồ gáo, hoặc đàn bầu, trống, hoặc cặp kè. Việc vừa hát vừa đàn
trong xẩm rất nên khuyến khích, tuy nhiên người có thể vừa đàn vừa hát rất ít,
còn xẩm nhạc beat quá nhiều. Làm nghèo nàn và mai một loại hình nghệ thuật này
. . .
Giao lưu nghệ thuật hát
xẩm do chiếu xẩm Hải Phòng tổ chức đã kết thúc, Những người yêu bộ môn nghệ thuật
này yêu và trân trọng những gì nghệ nhân Linh xẩm và chiếu xẩm thành phố Cảng
đã làm. Mong rằng các nghệ nhân, nghệ sĩ, những người yêu bộ môn nghệ thuật độc
đáo này, dù bận mải mưu sinh, cũng sẽ tiếp tục dành cho xẩm một thời gian nhất
định để tập luyện, học hát học đàn, đặc biệt là lồng điệu lời thơ mới để số lượng
và chất lượng của các cuộc giao lưu, trình diễn xẩm ngày càng phong phú, đa dạng.
Hà Nội ngày 16/10/2017