Giao lưu Câu lạc bộ " về với miền dân ca Quan họ " , lần thứ 2: ấm áp tình quê Quan họ
MVL: Ngày 7/3/2018 tức 20 tháng Giêng năm Mậu Tuất, Clb " về miền dân ca quan họ " tổ chức buổi giao lưu dân ca và chèo lần thứ...
https://www.maivanlang.com/2018/03/giao-luu-cau-lac-bo-ve-voi-mien-dan-ca.html
MVL: Ngày 7/3/2018 tức 20 tháng Giêng năm Mậu Tuất, Clb " về miền dân ca quan họ " tổ chức buổi giao lưu dân ca và chèo lần thứ hai. Tham dự có : NSUT Khách hạ, NSUT Thanh Nhàn, Ns hữu duy, Nsut Thanh Bình, Nsut Minh Thu, Nsut Thanh Mai,soạn giả, nhà báo Mai văn Lạng . . . cùng đông đảo các hội viên của Clb.
Bài phát biểu khai mạc của chủ nhiệm CLB, ông Tạ Hồng Mạnh, đã gây được ấn tượng tốt đẹp trong lòng khách mời và hội viên. bài viết thể hiện sự tâm huyết của tác giả cũng như những khán, thính giả hiện nay với dân ca và nhạc cổ truyền Việt nam. Xin gửi tới quý vị nguyên văn bài phát biểu!
Bài phát biểu khai mạc của chủ nhiệm CLB, ông Tạ Hồng Mạnh, đã gây được ấn tượng tốt đẹp trong lòng khách mời và hội viên. bài viết thể hiện sự tâm huyết của tác giả cũng như những khán, thính giả hiện nay với dân ca và nhạc cổ truyền Việt nam. Xin gửi tới quý vị nguyên văn bài phát biểu!
Thưa các cụ, các vị đại biểu, các vị khách quý đồng kính thưa các thành viên và các bạn khán giả cùng bà con thôn Đồng Hương.!. Mùa Xuân, mùa của lễ hội, hòa chung với không khí vui xuân trên cả nước nói chung và quê hương Kinh Bắc nói riêng, tiếp nối thành công của lần giao lưu đầu tiên vào năm 2016 nay được sự ủng hộ của bà con và chính quyền địa phương thôn Đồng Hương cùng sự mong mỏi của các thành viên trong CLB đến hẹn lại lên, cứ 2 năm một lần CLB- VVMQDCQH chúng tôi tổ chức ngày hội gặp mặt các thành viên và giao lưu văn nghệ lần thứ hai tại thôn nhà, lời đầu tiên cho tôi được thay mặt cho BQT của CLB được gửi lời chúc sức khỏe và những lời chúc tốt đẹp nhất nhân dịp đầu năm mới đến các cụ, các vị đại biểu, các thành viên, các khán giả và bà con đang theo dõi chương trình .!.
Thưa các vị đại biểu, thưa các bạn, mỗi quốc gia, dân tộc đều có những làn điệu dân ca riêng, trên đất nước Việt Nam thân yêu của chúng ta cũng không ngoại lệ. Những làn điệu dân ca là sự chắt lọc tinh hoa từ bao đời như di sản từ ngàn đời do ông cha ta để lại và được lưu truyền trong dân gian, phản ánh về cuộc sống, tình yêu đôi lứa, tình yêu dân tộc, quê hương, vùng miền và đất nước. Nên yêu dân ca cũng như yêu chính quê hương đất nước mình.!. . Trên dải đất hình chữ S của chúng ta có rất nhiều làn điệu dân ca được UNESCO vinh danh là di sản văn hóa phi vật thể của thế giới, Dân ca Quan họ của chúng ta rất vinh dự được nằm trong số đó.!.
Thưa các quý vị, khi ta sinh ra các làn điệu Dân ca ngấm vào máu, vào trái tim ta qua tiếng đàn của cha, từ lời ru của mẹ và dù khi đất nước còn nghèo nàn lạc hậu, phương tiện thông tin đại chúng chưa phát triển chỉ có những chương dân ca được phát thanh trên sóng của đài Tiếng nói Việt Nam tuy còn nghèo nàn nhưng nó cũng đủ sức lan tỏa để đi sâu vào tâm trí mỗi chúng ta , qua đó ta mới thấy công tác truyền thông quan trọng như nào trong sự bảo tồn và phát triển văn hóa.!. Chúng ta cũng rất vui và tự hào khi những năm gần đây đất nước đổi mới, hội nhập,kinh tế phát triển đời sống được nâng cao, nhưng đó cũng là niềm trăn trở cho những người yêu dân ca bởi mở cửa hội nhập kinh tế cũng đồng nghĩa với mở cửa và hội nhập giao thoa văn hóa với các nước trên thế giới. Đất nước hội nhập các công ty, nhà máy mọc lên người dân đang lúc khó khăn nay có việc làm mọi người đều tập trung vào công việc vì mải mê kiếm ăn nên thời gian dành cho con cái cũng có nhiều nên những lời ca tiếng ru của mẹ, tiếng đàn của cha cũng từ đó mà ít dần. Hòa nhập với cuộc sống hiện đại phương tiện thông tin đại chúng cũng ngày càng phát triển mạnh mẽ,ti vi phát những chương trình phim ảnh, kinh tế, quốc tế, quảng cáo cho các công ty,doanh nghiệp rầm rộ với những dòng nhạc trẻ, nhạc hải ngoại sôi động 24/24 , thỉnh thoảng trong trên truyền hình cũng có vài chương trình tìm kiếm tài năng trẻ dành cho từ thiếu nhi và mọi lứa tuổi , mỗi chương trình cũng có vài bài dân ca gọi là lấy lệ, nhiều cháu cũng giành được nhiều giải cao trong cuộc thi nhưng khi trở về đời thường không có sân chơi dành cho các cháu để các cháu phát triển tài năng và tiếp nối truyền thống văn hóa dân gian, từ đó các cháu không hào hứng với các làn điệu dân ca truyền thống, tài năng của các cháu đạt giải như một bông hoa đẹp ta cắt cắm vào bình, ngắm vài hôm là tàn lụi, như cây không có đất sống thì làm sao nẩy được mầm, đã vậy những chương trình ca nhạc thường ngày kể cả chương trình thiếu nhi thì đa phần phát nhạc mới, trẻ và nhạc ngoại, nên dân ca trở thành xa lạ với lứa trẻ, dù đài Tiếng nói Việt Nam rất cố gắng, tích cực duy trì và có những chương trình dân ca, nhạc cổ truyền rất hay phát hàng ngày nhưng hiện nay chương trình truyền thanh không phù hợp với su thế hiện đại mà chỉ phục vụ được những nơi vùng sâu vùng xa và những người cao tuổi nhưng dù sao thì cũng rất đáng khen ngợi và phát huy.!. Giá như đài truyền hình từ địa phương cho đến trung ương duy trì được như đài Tiếng nói Việt Nam thì tốt biết mấy.?. Với tình hình công tác truyền thông như thế thử hỏi con cháu ta sinh ra chính trên quê hương, đất nước mình nhưng lại sống trong một môi trường văn hóa phương Tây như vậy và sự quản lý lỏng lẻo của những người làm công tác văn hóa như hiện nay thì thử hỏi tương lai của các làn điệu dân ca sẽ đi về đâu.? Nay nhờ có công nghệ internet và mạng xã hội Facebook phát triển mà các làn điệu dân ca mới được phục hồi chút qua những trang, những CLB trên mạng để những người yêu thích dân ca được thỏa mãn niềm đam mê và là nơi giao lưu học hỏi, cùng nhau hát cho nhau nghe những làn điệu dân ca, góp phần nhỏ bé trong công cuộc gìn giữ, bảo tồn phát triển các làn điệu dân ca , Việt Nam nói chung và dân ca Quan họ nói riêng, nhưng đó chỉ là phần ngọn mang tính chất đột phát không bền vững và một điều thực tế hiện nay những người yêu dân ca chỉ là thế hệ u 40 trở lên có người dù cuộc sống vẫn rất khó khăn và cũng nhiều người kinh tế đã khá giả rất ổn định thậm chí có người tuy là chủ một doanh nghiệp họ rất yêu dân ca nhưng vì bận rộn công việc không có thời gian truyền dạy cho các cháu, họ sẵn sàng đầu tư cho các chương trình bảo tồn và phát triển các làn điệu dân ca, nếu những người làm công tác văn hóa mà nằm bắt được vấn đề này và được sự quan tâm chỉ đạo chặt chẽ từ cấp trung ương đến địa phương vào cuộc , đồng hành cùng họ, trên các phương tiện thông tin đại chúng như phát thanh, truyền hình nên đưa lên sóng nhiều các tiết mục dân ca kể cả chương trình quảng cáo các cháu nghe nhiều sẽ nhập tâm khi các cháu đã thích thì ta sẽ có một thế hệ yêu dân ca tự nhiên theo đúng quy luật ,tre già măng mọc .!. . Làm công tác văn hóa không nên trông chờ vào ngân sách nhà nước quá nhiều , nếu cứ chờ có kinh phí mới thực hiện thì văn hóa Việt không bao giờ theo kịp văn hóa ngoại lai mà phải biết tận dụng cơ hội để vận động khuyến khích các tổ chức,doanh nghiệp thôn, xã, huyện lập ra các CLB dân ca cho từ lứa tuổi thiếu nhi trở lên và có những cuộc giao lưu, thi hát dân ca, giữa các trường học từ làng xã, huyện với nhau bằng tiền xã hội hóa từ các tổ chức doanh nghiệp, cá nhân tâm huyết với dân ca và đồng hành với phong trào đó là công tác truyền thông phải luôn song hành, đưa tin cổ vũ, giải thưởng chỉ là những phần quà nhỏ nhưng là nguồn động viên tinh thần rất lớn để các cháu yêu dân ca ,nếu làm được như vậy thì dân ca Việt Nam nói chung và dân ca Quan họ nói riêng sẽ mãi mãi trường tồn.!. . Một thế hệ mới sinh ra như một trang giấy trắng mỗi người đi trước là một họa sĩ, muốn trang giấy trắng đó trở thành một cánh đồng hoa dân ca rực rỡ là ở chúng ta , nếu ta biết cách đầu tư chăm sóc từ gốc tốt ta sẽ có hoa thơm, quả ngọt để thu hái , các cháu không biết hát và không thích dân ca không phải lỗi ở các cháu mà chính là lỗi của đi trước là chúng ta.!. Qua đây tôi rất mong trong tất cả chúng ta từ người dân cho đến những người làm công tác văn hóa, truyền thông từ địa phương cho đến trung ương nên nhận thức được rằng gìn giữ và bảo tồn phát triển các làn điệu dân ca là trách nhiệm chung của chúng ta nhất là những người làm công tác văn hóa truyền thông phải có những hành động thiết thực ngay và luôn để văn hóa dân gian Việt Nam không bị mai một, chúng ta hãy cùng nhau đóng góp tích cực vào công cuộc gìn giữ, bảo tồn, phát triển các làn điệu dân ca cho muôn đời sau.!. . Một lần nữa tôi xin chân thành cảm các cấp chính quyền địa phương ,các cụ, các vị khách quý, các nhà hảo tâm, các thành viên, khán giả và bà con thôn nhà , đặc biệt là gia đình anh Nguyễn Hữu Chính đã tạo điều kiện, đóng góp, ủng hộ, giúp đỡ để có ngày giao lưu hôm nay.!. Trong khi giao lưu, biểu diễn nếu có gì sai sót xin quý vị cho chúng tôi xin 2 chữ Đại Xá, xin kính chúc mọi người có một năm mới sức khỏe dồi dào an khang thịnh vượng,vinh hoa phú quý, mọi sự như ý gia đình hạnh phúc ạ.!. . Chúc cho chương trình giao lưu thành công tốt đẹp.!.
Chủ nhiệm: Tạ Hồng mạnh
Tôi viết mấy bài dân ca quan họ theo điệu trên rừng 36 thứ chim và mười nhớ nhưng bản thân không có giọng hát nên chưa hát được
Trả lờiXóaTôi gửi anh và anh giúp tôi nhé! Cám ơn anh!
Chúc anh năm mới mạnh khỏe và thành công!