Mai Văn Lạng – soạn giả chèo tiêu biểu

By Nguyễn Hương Mai Văn Lạng sinh năm 1973 là trưởng phòng dân ca Đài Tiếng nói Việt Nam, hội viên Hội nhà báo Việt Nam, hội viên h...



Mai Văn Lạng sinh năm 1973 là trưởng phòng dân ca Đài Tiếng nói Việt Nam, hội viên Hội nhà báo Việt Nam, hội viên hội văn nghệ dân gian Hà Nội, soạn giả chèo. Anh được biết đến nhiều nhất với tư cách là một soạn giả chèo.

Mai Văn Lạng viết lời mới cho rất nhiều loại hình dân ca như: Chèo, Tuồng, Cải lương, Ca Huế, bài chòi, Dân ca Nam Bộ, dân ca Thiểu số, ca trù hát văn . . . tuy nhiên nhiều hơn cả là chèo. Lời ca trong các bài soạn lời mới của anh giàu chất thơ, mộc mạc, giản dị, dễ thuộc, dễ nhớ nhưng cũng có những ý tứ khá độc đáo, mang tính triết luận nhẹ nhàng. Ngoài ra anh còn tham gia viết hoặc chuyển thể cho một số vở trong nghệ thuật sân khấu chèo. Có người gọi anh là người thắp lửa, giữ lửa cho nghệ thuật cổ truyền.


Anh là một trong số rất ít người có thể hiểu sâu, hiểu cặn kẽ và thuộc hàng trăm làn điệu chèo, Quan họ, 20 bài bản tổ cải lương, hàng trăm điệu lý Khu 5, Bình Trị Thiên, Nam Bộ, hàng chục thể cách ca trù, các làn điệu hát văn, hiểu biết về rất nhiều loại hình nhạc cụ tiêu biểu của Việt nam v v. .


Anh chia sẻ: “Từ nhỏ tôi đã yêu thơ và rất thích làm thơ, yêu các làn điệu truyền thống của dân tộc mà nhất là chèo. Khi tốt nghiệp cấp III, tôi quyết đinh thi vào ngành biên kịch kịch hát, may mắn trúng tuyển, lúc đó ý nghĩ, khao khát được viết lời mới cho các bài chèo lại càng mãnh liệt hơn. Bắt đầu từ khi ấy, tôi đã có một quyết tâm cho mình là phải viết được thật nhiều những bài hát chèo với những lời ca mộc mạc, giản dị, gần gũi với nhân dân, nhất là người nông dân.”

Lạng chủ động tìm tòi, vào tận nhà các nghệ nhân, nghệ sĩ của làng chèo như cụ Minh Lý, NSND Dịu Hương, NSND Thanh Hoài, NSƯT Thanh Tú,… để học hát, học cách viết lời. Năm 1992, anh có bài hát đầu tiên gửi về đài Tiếng nói Việt Nam. Từ bài viết đầu tiên ấy, tôi đã có cơ hội trở thành cộng tác viên thân thiết của đài Tiếng nói Việt Nam.


Ngoài việc là một soạn giả chèo, còn là một nhà báo, anh luôn chủ động đến với mọi miền quê của Tổ Quốc để thu thanh các làn điệu dân ca, phỏng vấn các nghệ nhân nghệ sĩ, sưu tầm các làn điệu dân ca mới lạ phát trên sóng của Đài Tiếng nói Việt Nam.

Đã đi rất nhiều nơi, mỗi nơi có một kỉ niệm riêng nhưng theo anh, chuyến công tác tới đảo Trường Sa là kỉ niệm đáng nhớ nhất.




Anh tâm sự: “Được tới Trường Sa, thăm những người lính đảo, thấy được cuộc sống vất vả, gian lao để bảo vệ biên giới Tổ quốc của họ trong tôi mang rất nhiều cảm xúc. Tôi rất thích những lúc được hát cho họ nghe, thấy được tình yêu của những người lính với các làn điệu dân ca truyền thống , lúc đó tôi cảm thấy rất hạnh phúc.”

Anh cho biết thêm: Trong tương lai, muốn đi thật nhiều nơi hơn nữa để thâm nhập thực tế, khơi dậy phong trào yêu dân ca, tìm ra những nhân tố mới cho nghệ thuật truyền thống, thu thập thông tin cho những bài hát mới. Bên cạnh đó, anh cũng muốn tổ chức thêm nhiều sự kiện, quy tụ những tấm lòng say mê nghệ thuật chèo đặc biệt là trước những sự kiện lớn, trọng đại của dân tộc. “Tôi muốn nghệ thuật dân ca truyền thống mà nhất là chèo sẽ đến ngày càng gần với khán giả trong nước và quốc tế nhất là các bạn trẻ nước ta, vì người trẻ sẽ là người tiếp bước, lưu giữ nghệ thuật truyền thống này.”

Trước tình trạng các bộ môn nghệ thuật truyền thống nhất là chèo đang bị mai một, anh chia sẻ:

“ Là một người đi trước, tôi cảm thấy rất quý và trân trọng những bạn trẻ có niềm đam mê, yêu thích những bộ môn nghệ thuật này. Tôi muốn nhắn nhủ với các bạn trẻ rằng hãy cứ đam mê chèo, cải lương đừng sợ gì cả vì các bạn luôn có chúng tôi hỗ trợ, các bạn chính là nguồn nhân lực nhằm duy trì và phát triển các giá trị văn hóa của cha ông, như vậy thì mới có hy vọng nghệ thuật truyền thống không bị mai một.”

“Tôi cũng hy vọng bên cạnh những lớp học nghệ thuật chuyên nghiệp sẽ có thêm thật nhiều lớp học ngắn hạn dành cho những bạn sinh viên, những người yêu thích nghệ thuật truyền thống để nhiều người được tiếp xúc với nó hơn.”


Ảnh: NVCC

Nguyễn Thị Hoa Anh – Báo mạng điện tử K35







































































YOU MAY LIKE
CLICK TO COMMENT

Pure Gold – “nghệ thuật” của rác


Published 1 tuần ago 

on 05/04/2019




Rác thải cồng kềnh, rác, vật liệu rẻ tiền, tất cả đều trở thành “vàng mười” (Pure gold) thông qua con mắt và đôi bàn tay của các nhà thiết kế năng động. Triển lãm “Vàng Mười – Tái chế! Nâng cấp!” khám phá chủ đề rác thải và giới thiệu các cách thức sử dụng rác thải sẵn có để tạo nên những sản phẩm có giá trị mang lại không gian triển lãm đầy mới mẻ.

Triển lãm “Vàng mười” do IFA tổ chức nhằm trả lời cho vấn đề cấp thiết tái chế rác thải khi mà công nghiệp hóa toàn cầu cùng với mức tiêu dùng ngày càng lớn được diễn ra từ ngày 21/4 đến ngày 26/5 tại Heritage Space Gellery (Dolphin Plaza số 6 Nguyễn Hoàng).

Bạn Thùy Linh – một cộng sự tại Heritage Space cho biết: “Mục đích của buổi triển lãm nhằm loại bỏ những tiếng xấu thường được gán cho việc tái sử dụng, hình thành một khái niệm mới cho nguyên vật liệu thô và nhờ đó, tạo dựng một sự trân trọng mới dành cho những sản phẩm tái chế”.

Với 76 vật phẩm trưng bày đến từ 53 nhà thiết kế trong đó có 9 nhà thiết kế đến từ Việt Nam. Pure gold mang đến những vật phẩm được tái chế từ rác- vật liệu hầu hết rất dễ kiếm và ít có giá trị. Những nhà thiết kế năng động đã biến hóa chúng thành những đồ vật đẹp mắt.

Buổi triển lãm là một không gian vô cùng đặc biệt với những sản phẩm tái chế hoàn hảo đến từ khắp nơi trên thế giới. Từ những nguồn vật liệu như: hạt cây khô, túi ni lông, vỏ lon bia, chai nhựa, quần áo cũ hay những phế liệu bỏ đi từ máy giặt, tủ lạnh…được tái chế thành những vật phẩm vô cùng hữu ích cho cuộc sống của con người.

Chia sẻ khi đến tham quan buổi triển lãm, bạn Quỳnh Thư (sinh viên Đại học Khoa học và Xã hội Nhân văn) cho hay: “Mình bắt đầu tập sống xanh được 6 tháng, Pure Gold cũng là buổi triển lãm vể rác thải tái chế đầu tiên mà mình đến xem, các vật phẩm được trưng bày ở đây thực sự rất đẹp, sáng tạo. Hi vọng rằng sẽ có nhiều hơn những buổi triển lãm như thế này để mình cùng các bạn khác có cơ hội tìm hiểu về các vật phẩm tái chế”

Cùng với triển lãm “Pure gold” IFA cùng Heritage Space tổ chức buổi workshop hướng dẫn cách tạo ra các vật phẩm mới, cách nâng cấp vật phẩm nhằm mang đến một tầm tri thức mới cho những sản phẩm tái chế.

Hình ảnh những vật phẩm tái chế được trưng bày ở buổi triển lãm “Pure gold”





Anh Loan





Khám phá triển lãm “Who Made My Clothes – Ai may cho ta mặc?”


Published 2 tuần ago 

on 04/26/2019




Cách mạng thời trang (Fashion Evolution) – một trong những tổ chức ủng hộ thời trang bền vững có quy mô toàn cầu, lần đầu tiên giới thiệu triển lãm: “Ai may cho ta mặc?” tại Việt Nam.


Sự kiện được tổ chức nhằm nâng cao nhận thức về chi phí nhân lực và những tác động của ngành công nghiệp thời trang, đồng thời kêu gọi hành động giúp đỡ từ phía tất cả mọi người.

Đặt ra câu hỏi “Ai May Cho Ta Mặc?”, triển lãm khắc hoạ chân dung những công nhân làm việc tại các xưởng may mặc trên thế giới, đặc biệt là những quốc gia đang phát triển. 80% trong số họ là phụ nữ ở độ tuổi 18-35, phải làm việc trong môi trường không đảm bảo an toàn, vệ sinh cũng như không được trả công hợp lý. Đó là những bước đầu tiên để tìm ra giải pháp cho thời trang bền vững.


Sự kiện trưng bày các tác phẩm và sáng kiến của nhiều nghệ sĩ, nhiếp ảnh gia địa phương, trong đó nhấn mạnh nhu cầu về điều kiện làm việc an toàn và sự tôn trọng dành cho công nhân may mặc trên toàn thế giới. Bên cạnh đó, triển lãm còn giới thiệu, tôn vinh và hỗ trợ các nhà thiết kế, các nhà sản xuất và các thương hiệu thời trang địa phương, từ đó thúc đẩy sự bền vững và minh bạch trong sản xuất và tiêu dùng thời trang.



Không gian buổi triển lãm.

Nói về ý nghĩa của triển lãm, bà Ellen Downes, Điều phối viên Quốc gia cho chương trình cho biết: “Thời trang nhanh và chủ nghĩa tiêu dùng đang phát triển nhanh chóng và rất nhiều công nhân may mặc, chủ yếu là phụ nữ, vẫn bị trả lương thấp, không được đảm bảo an toàn lao động và thậm chí bị ngược đãi. Thông qua buổi triển lãm này, chúng tôi xin được tôn vinh những người phụ nữ địa phương đang góp sức mình vào công cuộc cách mạng hóa ngành công nghiệp thời trang ở Việt Nam, đồng thời sẽ cung cấp các mẹo và phương tiện giúp việc mua sắm quần áo của mỗi người trở nên có ý nghĩa hơn”.


Du khách tham quan buổi triển lãm.


Triển lãm thời trang sẽ diễn ra tại Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam từ ngày 22 đến 28/4. Khách tham quan sẽ được trải nghiệm loạt ảnh tài liệu, những bộ phim ngắn truyền cảm hứng, kêu gọi hành động, học được nhiều kỹ năng mới thông qua các lớp học trải nghiệm và có được hình dung cụ thể hơn về tác động của thời trang qua các hoạt động tương tác và các buổi hội thảo miễn phí.

Ngân Phương – ĐPT 35





Nỗ lực vực dậy Hát Xoan Phú Thọ từ làng quê nghèo khó


Published 2 tuần ago 

on 04/25/2019




Cứ đến ngày cuối tuần, những tiếng trống quân, những điệu hát ngân vang, câu hát gắn liền với cuộc sống hằng ngày của người dân lao động được cất lên từ nhà văn hóa xã Phú Nham, huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ. Câu lạc bộ Hát Xoan xã Phú Nham đã góp phần ươm mầm, lưu trữ những nét văn hóa truyền thống của dân tộc Việt.

Đến với làng văn hóa xã Phú Nham vào một sáng chủ nhật, tiếng hát của các nghệ nhân vang lên từ xa quyện vào tiếng hát trong trẻo của các em nhỏ tạo nên một bản hòa ca thú vị. 

Nỗi lòng của người nghệ nhân Hát Xoan

Hát Xoan không quá khó bởi lẽ đều là những điểm những ca từ trong hát Xoan đều xuất phát từ những điều giản dị trong cuộc sống, gắn liền với tín ngưỡng văn hóa của người Việt. Ấy cũng là lý do để hát Xoan tồn tại với con số hơn 3000 năm nay với dòng thời gian lịch sử. Nhưng cũng chính thời gian khiến hát Xoan bị phai nhòa và nằm trong danh sách di sản phi vật thể cần được bảo vệ khẩn cấp của nhân loại.

Nghệ nhân Phùng Thị Dung – hiện đang là chủ nhiệm của câu lạc bộ Hát Xoan xã Phú Nham từ bé đã được tiếp xúc với làn điệu hát xoan qua những lời hát của bà của mẹ, sau này lớn lên không biết từ lúc nào những làn điệu ấy dần dần ngấm vào trong máu rồi trở thành một niềm đam mê, để rồi từ đó lại là nỗi nặng lòng với người nghệ nhân 52 tuổi này khi hát Xoan đang mai một dần, những làn điệu cổ cũng đã thất lạc đi ít nhiều.


Một buổi sinh hoạt của các thành viên câu lạc bộ.

Những người trẻ khi lớn lên rời quê hương để đi làm ăn xa, không mấy quan tâm đến bởi trong tâm thức của họ hát Xoan là điều gì đó quá xa lạ. Giờ đây chỉ còn những người có tuổi, trong tâm thức của họ là từng lời ca tiếng hát ngấm vào trong máu của chính mình nhưng mặc một nỗi họ quá lớn tuổi để có thể truyền dạy – đó là lời chia sẻ đầy tâm sự của nghệ nhân Phùng Thị Dung khi nhắc đến việc không biết thế hệ nào tiếp tục giữ gìn.

Từng bước vực dậy truyền thống Hát Xoan

Bằng tất cả niềm yêu, sự đam mê và nỗi lòng của người nghệ nhân coi hát Xoan như xương thịt của mình, nghệ nhân Phùng Thị Dung cùng với nghệ nhân ở làng cùng nhau tìm ra những giải pháp để những người trẻ biết đến Xoan, yêu Xoan và hát những làn điệu Xoan để Xoan đến gần hơn với mọi người.

Lúc bắt đầu chỉ có 10 người, đến nay có hơn 50 người thường xuyên hoạt động vào cuối tuần. Thường xuyên diễn trong những buổi văn nghệ của xóm, gần đây nhất là lễ đại đoàn kết toàn dân.

Mọi người trong câu lạc bộ đến với hát Xoan với mong muốn xây dựng hát Xoan trở nên gần gũi hơn với mọi người và phát triển hát Xoan hơn nữa.

Tuy không phải là một phường hát Xoan gốc nhưng theo nghệ nhân ở đây đều được xây dựng từ những con người tâm huyết, muốn gây dựng lại những làn điệu hát Xoan, giữ gìn những nét đẹp đã tồn tại song hành với thời gian 3000 năm nay.


Một trong những dụng cụ khi học hát Xoan. 

Đến nay câu lạc bộ đã tròn 6 năm tuổi cùng với hơn 50 thành viên, thường xuyên luyện tập vào cuối tuần. Điều làm được trong 6 năm qua là việc tạo nên không gian gắn kết mọi người với nhau thông qua những làn điệu Xoan. Không còn là những người lớn tuổi đến với nhau mà còn là những bé có độ tuổi chỉ cấp 1, cấp 2 theo ông, theo bà đến với câu lạc bộ. Và chính điều đó khiến các em yêu thích Xoan và học hát Xoan theo người lớn, đây chính là thành công.

Câu lạc bộ còn tổ chức tạo không gian lan tỏa của hát Xoan bằng cách đẩy mạnh giảng dạy hát Xoan trong nhà trường, để có được lớp công chúng trẻ tuổi hiểu, yêu và cảm thụ được hát Xoan. Những công việc mà hằng ngày, các bậc cao niên trong làng đang cố gắng lưu giữ và thổi vào thế hệ trẻ một tình yêu hát Xoan như yêu chính quê hương của mình.

Còn đó những khó khăn

Người lớn tuổi học hát đã khó, đối với các em học cấp 1, cấp 2 còn khó hơn bởi chưa có sự trải nghiệm trong câu hát của mình. Cũng bởi hát Xoan bắt nguồn từ chính cuộc sống hằng ngày của người nông dân xa xưa, tuy câu hát đơn giản nhưng để hát được, ra được ý thì cần sự trải nghiệm nhiều hơn cuộc sống để câu hát trở nên gần gũi hơn với người nghe.


Trang phục hát Xoan giản dị, không yêu cầu quá cầu kỳ.

Em Đặng Trần Minh Anh học sinh lớp 5 trường Tiểu học Phù Nham chia sẻ: “Em thích học hát xoan từ khi còn bé, lúc ấy nghe các ông, các bà hát câu từ của nó rất hay lại gần gũi. Thật may trong làng mở câu lạc bộ học hát, em đăng kí học luôn và đến giờ em đã thành thạo được vài bài phổ biến”.

Cái khó khăn nhất trong quá trình dạy hát Xoan đó là không có bản chép tay cho các em cấp 1, cấp 2 tập học. Hát Xoan dạy từ xưa đến nay đều là truyền dạy trực tiếp, không có sự ghi chép nào trên giấy tờ. Vì thế đến nay để có thể dạy được cho các em nhỏ thì những thành viên trong câu lạc bộ phải chép lại, in lại cho dễ thuộc. Cùng với đó cố gắng tìm lại video đã quay trước đây để có thể dạy các em những làn điệu cổ từ ngày xưa.

Các nghệ nhân Hát Xoan xã Phú Nham đã và đang giúp cộng đồng nhận diện giá trị và truyền dạy một cách bài bản, bảo vệ sắc thái riêng của mỗi phường Xoan, để loại hình âm nhạc dân gian không bị mai một và giữ vững sức sống lan tỏa đến mai sau.

Trang Lưu







Bài Liên Quan

Tin Mới 3837597067494201594

Đăng nhận xét

emo-but-icon

Chuyển ngôn ngữ

Subscriber Youtube

Tin Fanpage

Bài đăng và Bình luận

Nóng

Bài Mới

Bình Luận

Visitors

Flag Counter
item