Không chỉ đeo khẩu trang, đây mới là cách ngừa corona hiệu quả nhất
002/02/2020 13:49 GMT+7 Nhiều người đeo khẩu trang để phòng bệnh dịch do virus corona, nhưng mọi người đã bỏ qua một biện pháp bảo vệ ...
https://www.maivanlang.com/2020/02/khong-chi-eo-khau-trang-ay-moi-la-cach.html
Nhiều người đeo khẩu trang để phòng bệnh dịch do virus corona, nhưng mọi người đã bỏ qua một biện pháp bảo vệ quan trọng khác đó là rửa tay thường xuyên.
Trong thời kỳ dịch bệnh đang bùng phát, việc rửa tay thường xuyên cũng quan trọng như đeo khẩu trang, bài viết dưới đây sẽ chứng minh tầm quan trọng của việc rửa tay.
Theo "Kế hoạch chẩn đoán và điều trị viêm phổi lạ do virus corona mới” của Ủy ban Y tế Quốc gia và Cục Quản lý Y học Cổ truyền Trung Quốc công bố, việc lây lan virus corona mới qua nước bọt là cách lây truyền chính, bên cạnh đó lây truyền virus qua tiếp xúc cũng vô cùng nguy hiểm. Ngoài việc đeo khẩu trang để ngăn chặn virus trong nước bọt, chúng ta cũng cần thận trọng với nhiễm virus thông qua tiếp xúc ở tay, sau đó dùng tay dụi mắt, ngoáy mũi, chạm vào miệng,… gây nhiễm trùng và lây lan.
Nhiều người có thể nghĩ: Tôi không tiếp xúc với bệnh nhân và khẳng định cơ thể không có vấn đề gì. Thực tế, lộ trình tiếp xúc không thể lường trước được. Một chương trình khoa học phổ biến trên TBS TV tại Nhật Bản nói về "sức mạnh" truyền dẫn do tiếp xúc. Chương trình nói về virus cúm, nó cũng giống tương tự như virus corona mới, lây lan qua các giọt nước bọt từ miệng người bệnh và tiếp xúc.
Gia đình Kosaka gồm 7 người đã tham gia chương trình: Vợ chồng ông Kosaka, hai cô con gái, hai cậu con trai và người bà của những đứa trẻ.
Đội ngũ nhân viên trong chương trình đã phun thuốc nhuộm huỳnh quang đặc biệt lên tay ông Kosaka để mô phỏng cảnh bị nhiễm virus cúm.
Thuốc nhuộm huỳnh quang này vô hình với mắt thường, nhưng có thể phát ra ánh sáng trắng đáng chú ý dưới ánh đèn huỳnh quang.
Bằng cách này, để mô phỏng virus, có bao nhiêu người có thể lây lan qua tiếp xúc! Chương trình chính thức bắt đầu, vào thời điểm này các thành viên khác trong gia đình không phủ thuốc nhuộm huỳnh quang.
Trong cuộc sống gia đình kéo dài hai giờ, ông Kosaka chỉ tương tác với hai đứa con trai và những người khác không tiếp xúc với cha mình.
Sau đó, nhóm chương trình bắt đầu kiểm tra kết quả. Đầu tiên họ chiếu sáng đèn huỳnh quang vào 2 cậu con trai, đương nhiên tay của đứa trẻ cũng đã được phun thuốc nhuộm, trong quá trình dùng tay chạm lên mặt, thuốc nhuộm cũng bị vấy bẩn trên mặt.
Tại thời điểm này, nếu ông Kosaka mang virus, thì hai cậu con trai của ông đã bị nhiễm virus. Vậy những người khác chưa gặp ông Kosaka thì sao?
Đáng ngạc nhiên: Vợ và cô hai con gái cũng bị nhiễm virus!
Chuyện gì đang xảy ra ở đây vậy?
Đầu tiên hãy nhìn cách cô chị gái bị nhiễm virus. Hóa ra bố đã chạm tay vào tay nắm cửa khi ra ngoài, và sau một lúc, cô chị gái cũng chạm vào tay nắm cửa, nên virus đã truyền sang cho cô. Cô chị thường có thói quen nhổ tóc bằng tay, trong quá trình đó, virus lây sang tóc và mặt.
Người em gái bị nhiễm bệnh vì cô và em trai đang chơi trò chơi chuyền. Virus đã truyền sang người cô em gái qua trái bóng.
Người mẹ đang ôm cậu con trai, cậu con trai dùng tay lau mặt người mẹ, dẫn đến truyền virus sang mẹ.
Chỉ trong hai giờ, gia đình đều bị lây nhiễm, cho thấy sức mạnh của việc lan truyền virus thông qua tiếp xúc rất lớn. Nhóm chương trình cũng tìm thấy dấu hiệu của virus trên lan can cầu thang và túi đồ ăn vặt ở nhà. Nếu người ngoài tiếp xúc với những thứ này, họ cũng có thể bị nhiễm bệnh.
Đây là lan truyền qua tiếp xúc, và nó có thể được truyền gián tiếp ngay cả khi không tiếp xúc trực tiếp. Tuy nhiên có một người trong gia đình không bị nhiễm virus đó là người bà. Bà cũng dành hai giờ với gia đình, tại sao không có virus trên mặt?
Nhóm chương trình đã xem xét lại cuộc sống của người bà và cuối cùng đã tìm ra lý do. Hóa ra người bà đã làm việc nhà, bà rửa chén và rau bằng nước. Mặc dù virus cũng có cơ hội làm nhiễm bẩn tay bà, nhưng virus đã bị nước cuốn trôi và virus không có cơ hội lây lan sang mặt. Đó là "rửa tay" đã bảo vệ bà.
Khuyến cáo đầu tiên của Tổ chức Y tế Thế giới về bảo vệ chống lại các virus corona mới là rửa tay. Nó có hiệu quả ngăn ngừa virus và vi khuẩn, giảm 23 - 40% tiêu chảy và bảo vệ một phần năm trẻ em khỏi viêm phổi.
Khẩu trang không phải “bùa hộ mệnh” nếu không rửa tay
Bác sĩ Trương Hữu Khanh, nguyên Trưởng khoa Nhiễm – Thần kinh, BV Nhi đồng 1 cho rằng, việc đeo khẩu trang phòng ngừa virus corona là tốt, song rửa tay bằng xà phòng còn quan trọng hơn. Đừng nhầm lẫn khẩu trang là mặt nạ chống lại mọi con virus nguy hiểm. Trong thời điểm này nếu những người trong vùng dịch phải song song thực hiện đeo khẩu trang và rửa tay thường xuyên mới đảm bảo an toàn.
Khẩu trang có tác dụng che mùi, che bụi và hàng tá con virus khác. Song, nếu bạn không rửa tay có thể virus bám vào tay và lây lan đường này. Khẩu trang có thể mang ở chốn đông người nghĩa là mặt đối mặt 2m và chưa biết đối phương có mầm bệnh hay không. Còn ở những nơi không khí trong lành, cách xa tâm dịch và không có bụi, mùi đeo khẩu trang rất bất tiện.
Vị bác sĩ nhấn mạnh việc rửa tay quan trọng hơn đeo khẩu trang và mong bà con đừng đổ xô đi mua khẩu trang về đeo, rồi quên cả chuyện rửa tay. Đặc biệt bác sĩ khuyến cáo các bậc phụ huynh chú ý vấn đề này đối với trẻ em.
Bác sĩ Khanh lạc quan rằng, người ông trải qua bao trận dịch bệnh, tiếp xúc bệnh nhân có mầm bệnh đặc biệt ông luôn đeo khẩu trang, rửa tay và tự tin mình có hàng trăm “mầm bệnh” cùng chung sống hòa bình với nhiều kháng thể.
Phan Nhơn
Hà Vũ(dịch theo Sohu)