Cập nhật tình hình covid-19 mới nhất,19h30 tối 22/4/2020
1- Bộ Y tế thông báo, tính đến 18h ngày 22/4, Việt Nam không có thêm ca mắc mới Covid-19. Đến nay, cả nước có tổng cộng 286 ca. Tính...
https://www.maivanlang.com/2020/04/cap-nhat-tinh-hinh-covid-19-moi.html
1- Bộ Y tế thông báo, tính đến 18h ngày 22/4, Việt Nam không có thêm ca mắc mới Covid-19. Đến nay, cả nước có tổng cộng 286 ca.
Tính đến 18h ngày 22/4, Việt Nam không ghi nhận thêm ca mắc mới Covid-19. Trên cả nước có tổng cộng 268 bệnh nhân, trong đó,160 người từ nước ngoài chiếm 59,7% và 108 người lây nhiễm trong cộng đồng chiếm 40,3%.
2- Kết luận cuộc họp, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đồng ý xếp thành phố Hà Nội vào nhóm có nguy cơ, nhưng không phải trên phạm vi toàn thành phố. Tại những địa phương đang có ổ dịch như huyện Mê Linh, huyện Thường Tín và các khu vực còn ca dương tính với Covid-19 vẫn phải xếp ở nhóm có nguy cơ cao, để có phương án phòng, chống dịch phù hợp, hiệu quả, góp phần hạn chế đến mức thấp nhất nguy cơ lây lan dịch Covid-19 ra cộng đồng. Các địa phương không có dịch hoặc đã kiểm soát, khống chế được dịch trên địa bàn Hà Nội thuộc nhóm có nguy cơ.
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các địa phương thuộc nhóm nguy cơ cao trên địa bàn Hà Nội tiếp tục thực hiện việc cách ly xã hội theo tinh thần Chỉ thị số 16/CT-TTg; còn các địa phương có nguy cơ thực hiện giãn cách xã hội theo tinh thần Chỉ thị số 15/CT-TTg.
Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội có trách nhiệm quyết định, phân loại các nhóm địa phương thuộc nhóm nguy cơ cao hay nhóm có nguy cơ trên địa bàn; chủ động triển khai các biện pháp phòng, chống dịch đối với từng địa phương, khu vực. Thủ tướng cũng đồng ý để Hà Nội và các tỉnh, thành phố khác nới lỏng dần một số hoạt động xã hội, nhưng phải bảo đảm an toàn; không để dịch lây lan…
Để thích nghi, sống an toàn trong bối cảnh còn dịch Covid-19, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu thành phố Hà Nội và các tỉnh, thành phố khác phải đề cao cảnh giác, tuyệt đối không được chủ quan, lơ là; nâng cao năng lực y tế để có thể chủ động ứng phó với các diễn biến mới. Các địa phương tiếp tục thực hiện nghiêm việc giãn cách xã hội; không tổ chức các hoạt động tập trung đông người. Người dân tiếp tục nâng cao ý thức phòng, chống dịch, chú ý giữ gìn vệ sinh môi trường, đeo khẩu trang khi ra đường và đến nơi công cộng, giữ khoảng cách an toàn giữa người với người…
3- Tỉnh có nguy cơ tiếp tục thực hiện chỉ thị 15:
Tại Chỉ thị 15, Thủ tướng yêu cầu Chủ tịch UBND cấp tỉnh/ thành phố phải áp dụng các biện pháp hạn chế tụ tập đông người từ 00h ngày 28/3/2020 đến hết ngày 15/4/2020, cụ thể:
Thứ nhất, dừng các hoạt động hội họp, các sự kiện tập trung trên 20 người trong 1 phòng; không tụ tập từ 10 người trở lên ngoài phạm vi công sở, trường học, bệnh viện; yêu cầu thực hiện khoảng cách tối thiểu 2m giữa người với người tại các địa điểm công cộng.
Thứ hai, dừng triệt để các nghi lễ tôn giáo, hoạt động có tập trung từ 20 người trở lên tại các cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng, thờ tự; dừng tất cả các hoạt động văn hóa, thể thao, giải trí tại các địa điểm công cộng.
Thứ ba, tạm đình chỉ hoạt động các cơ sở kinh doanh dịch vụ trên địa bàn, trừ các cơ sở kinh doanh các loại hàng hóa, dịch vụ thiết yếu. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định cơ sở kinh doanh, dịch vụ cần đóng cửa.
Thứ tư, hạn chế việc di chuyển của người dân, nhất là từ các tỉnh, thành phố có dịch đến các địa phương khác. Bộ Giao thông vận tải chỉ đạo hạn chế các chuyến bay và các hoạt động vận chuyển hành khách từ Thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh đến các nơi khác trên toàn quốc. Tạm dừng hoặc tổ chức lại hoạt động giao thông công cộng để hạn chế đi lại, tập trung đông người, trừ các phương tiện vận chuyển hàng hóa.
Trong khi đó, Chỉ thị 16/CT-TTg –về thực hiện các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch COVID-19 được Thủ tướng ký ban hành chỉ cách nhau 4 ngày (31/3/2020) nhưng mức độ, yêu cầu khác với Chỉ thị 15.
Theo Vov.vn và Hanoimoi.vn