Từ ổ dịch của các bệnh viện Đà Nẵng, mấy suy nghĩ về cách phòng chống dịch của ngành y tế nước ta- Nhà báo Mai Văn Lạng
Trước hết tôi xin khẳng định, trong nhiều năm qua, đặc biệt là từ đầu năm đến nay ngành y tế nói chung,các bác sĩ, y tá, hộ lý . . . tất c...
Trước hết tôi xin khẳng định, trong nhiều năm qua, đặc biệt là từ đầu năm đến nay ngành y tế nói chung,các bác sĩ, y tá, hộ lý . . . tất cả nói chung đã nỗ lực hết sức mình phòng chống dịch covid-19. Biết bao tấm gương anh hùng, dũng cảm, nhiều người đã hy sinh cuộc sống riêng, chấp nhận vất vả gian khó, vì một Việt Nam “ sạch “ Covid-19. Nhiều nhà báo, nhạc sĩ, nghệ sĩ, trong đó có tôi đã viết bài, sáng tác tác phẩm ca ngợi ngành Y. Trong chiến dịch Chống bệnh truyền nhiễm ngành y là “ Chiến sĩ trên tuyến đầu ‘
Tuy nhiên, rất tiếc, trong thời gian qua, đặc biệt
trong đợt bùng phát dịch bệnh thứ 2, có một sự sao nhãng trong
công tác phòng chống dịch của các bệnh viện Đà Nẵng.
Có một thực tế rằng, dù là ai ( Tây hay ta, trốn
hay tại nhà ) khi có bệnh, trước hết phải đi khám bệnh. Đã đi khám bệnh thì thường
là tìm đến các cơ sở y tế gần nhất, còn có tiền, rủng rỉnh chút, hay có bảo hiểm
thì thường đi khám bệnh viện tuyến đầu cho “ chắc ăn “. Người mắc covid-19,
chưa được phát hiện, cũng vậy. Khi họ thấy, ho, sốt, khó thở, hay các triệu chứng
lâm sàng của Covid-19, nơi đầu tiên họ tìm đến là các cơ sở y tế. Nếu như các
cơ sở y tế, cảnh giác cao độ, có thái độ dứt khoát, khẩn trương điều tra dịch tễ,
và cách ly ngay các trường hợp nghi ngờ khi có các triệu chứng Covid-19, mà tôi
tin rằng các y bác sĩ thuộc lòng, thì ngay lập tức phải cách ly ngay, và kích
hoạt các biện pháp phòng chống. Nhưng có lẽ là bệnh viện Hồng Ngọc, nơi bệnh
nhân số 17 đến khám, và sau này là các bệnh viện Đà Nẵng, cũng không. Chính vì
vậy mà dịch đã bùng phát. Những người lây nhiễm đầu tiên không phải ai khác, chính là
các y bác sĩ, sau đó là các bệnh nhân.
Điều đau lòng là khi dịch covid-19 bùng phát ở các bệnh viện thì không chỉ nguy hại
cho các y bác sĩ, các bệnh nhân thông thường mà còn nguy hại cho các bệnh nhân
có bệnh nền cao, đặc biệt là các bệnh nhân đang được điều trị cấp cứu. Điều đó
thấy rõ trong lần bùng phát dịch lần này. Từ hôm qua và hôm nay ( 31/7-1/8/2020) đã có 03 bệnh nhân ra đi vì mắc covid-19 trên bệnh lý quá cao.
Chúng tôi biết, chúng tôi hiểu, ngay lúc này và hơn
bao giờ hết, các y bác sĩ, cần lắm sự động viên, yêu thương của đồng bào
chiến sĩ cả nước. Chúng tôi cũng hiểu để chiến thắng dịch bệnh, phải đoàn kết,
phối hợp chặt chẽ và phải tăng cường cảnh giác cao độ. Nhưng để không còn những
ổ dịch như các bệnh viện Bạch Mai, Đà nẵng . . . tôi tha thiết đề các các bệnh
viện,các cơ sở y tế cả nước nâng cao cảnh giác, cảnh giác đến cao độ để phòng chống dịch
quyết liệt. “ khám nhầm hơn bỏ sót “, không để “ lọt lưới “ những bệnh nhân F0,
có như thế chúng tôi thiết nghĩ, không chỉ dịch covid-19, mà cả sau này, những
dịch bệnh khác mới được khống chế một cách tốt nhất ở nước ta.
Bài viết là những tâm sự rất chân thành, không nhằm mục đích gì khác ngoài
mong cho dịch bệnh ở nước ta nhanh chóng được dập tắt. Có điều gì chưa đúng
chuyên môn, không được vừa ý mong được lượng thứ
Nhà báo Mai văn Lạng ( Phòng dân ca Đài TNVN )