Diễn viên bỏ nghề, nhà hát kiệt quệ: Bộ VH-TT&DL kiến nghị gói hỗ trợ

ANTD.VN - Trước những khó khăn mà các nhà hát đang gặp phải trong cơn đại dịch, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch đã có cuộc làm việc với lãnh...

ANTD.VN - Trước những khó khăn mà các nhà hát đang gặp phải trong cơn đại dịch, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch đã có cuộc làm việc với lãnh đạo các nhà hát và đưa ra biện pháp nhằm tháo gỡ vướng măc.


Sau cuộc họp kéo dài suốt 4 tiếng diễn ra vào hôm qua 27/5, tại Hà Nội, nhiều lãnh đạo nhà hát gọi đây là “Hội nghị Diên Hồng” nhằm góp phần giải cứu ngành nghệ thuật biểu diễn đang trong cơn bĩ cực.

NSND Tạ Duy Ánh, Giám đốc Liên đoàn Xiếc Việt Nam nêu: Xiếc có đặc thù hơn các ngành nghề khác là bắt buộc phải được đào tạo từ nhỏ. Tuổi nghề rất ngắn, nữ chỉ có thể làm việc đến 40 và nam thì 45 tuổi. Là lãnh đạo đơn vị, chúng tôi không thể “vắt chanh bỏ vỏ” khi cho những nghệ sĩ không còn khả năng biểu diễn nghỉ việc, các nghệ sĩ trẻ là lực lượng biểu diễn nòng cốt...
Liên đoàn hiện có 190 cán bộ, nghệ sĩ thì trong số đó có 70 người thuộc diện hợp đồng, phần lớn là nghệ sĩ trẻ. Liên đoàn rất muốn giữ chân các em và mong được ký hợp đồng dài hạn, đưa vào biên chế, đóng bảo hiểm cho họ, nhưng kiểm toán lại không đồng ý và chỉ cho ký hợp đồng thời vụ. Không biểu diễn, không có doanh thu, trong khi hợp đồng trẻ lại chiếm đông đảo, Liên đoàn càng khó khăn trong việc trả lương cho lực lượng này.



NSND Thanh Ngoan, Giám đốc Nhà hát Chèo Việt Nam phát biểu tại cuộc họp


NSND Thanh Ngoan, Giám đốc Nhà hát Chèo Việt Nam xót xa chia sẻ, chị đã có 42 năm làm nghề nhưng phải nói thật là đồng lương của một NSND, một TS nghệ thuật và là giám đốc như chị cũng chưa nổi 10 triệu đồng/tháng. Thử hỏi các diễn viên trẻ ở diện hợp đồng với số lương ít ỏi vài ba triệu thì làm sao đủ để trang trải cuộc sống. Đó là một trong những lý do khiến rất nhiều nghệ sĩ tài năng, thậm chí là NSƯT bỏ nghề. Một nhà hát truyền thống như Nhà hát Chèo Việt Nam nếu có bán vé thì doanh thu rất nhỏ giọt. Bài toán giữ người đối với nghệ thuật chèo hiện vô cùng nan giải. Thật xót xa khi thấy diễn viên của mình vì “cơm áo gạo tiền” mà phải ra làm ngoài, kèm lời nhắn nhủ “nếu có vai sẵn sàng trở về


Bên cạnh đó là những ý kiến đề xuất khác được đưa ra bàn thảo tại buổi làm việc như cần có sự kết nối giữa nghệ thuật biểu diễn với ngành du lịch; đầu tư xây dựng nhà hát cho các đơn vị chưa có nhà hát để diễn; đầu tư có trọng điểm các vở diễn, chương trình nghệ thuật đặc sắc; đưa ra đề án quảng bá nghệ thuật với khán giả, chú trọng tới lớp khán giả trẻ và chương trình biểu diễn phục vụ các địa phương, đặc biệt là vùng sâu, vùng xa…

Tại cuộc họp, Thứ trưởng Tạ Quang Đông cho biết, việc tự chủ đối với các nhà hát công lập hiện nay đúng là vô cùng nan giải. Vì hiện nay khán giả chưa thực sự mặn mà đối với các chương trình nghệ thuật truyền thống. Ngay trong kế hoạch triển khai nhiệm vụ năm 2021-2022, lãnh đạo Bộ sẽ nghiên cứu kế hoạch đặt hàng cho các đơn vị một cách cụ thể và sát với tình hình thực tiễn hơn.



Cảnh trong vở cải lương đề tài lịch sử "Tướng quân ăn mày" do nhà hát Cải lương Hà Nội biểu diễn


Để giải quyết những khó khăn bởi tác động trực tiếp từ dịch Covid-19, Bộ cũng sẽ xem xét nguồn kinh phí để hỗ trợ cho các nhà hát trong 6 tháng cuối năm để góp phần ổn định đời sống cho cán bộ, nghệ sĩ. Cũng theo Thứ trưởng Tạ Quang Đông, Cục Nghệ thuật biểu diễn đang gấp rút hoàn thiện Đề án sắp xếp nâng cao năng lực các đơn vị nghệ thuật biểu diễn ở Trung ương. Đề án này sẽ xác định vai trò, vị trí và nhiệm vụ cũng như tạo điều kiện cho từng đơn vị phát triển một cách hiệu quả.

Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng cho biết, trước mắt để giải quyết những khó khăn do tác động nặng nề của dịch Covid-19, lãnh đạo Bộ sẽ kiến nghị với Thủ tướng Chính phủ về gói hỗ trợ cho các đơn vị nghệ thuật biểu diễn công lập.

Bên cạnh đó, các cơ quan quản lý cần phối hợp với các đơn vị nghệ thuật Trung ương chuẩn bị sẵn sàng kế hoạch tổ chức biểu diễn cũng như xây dựng các tác phẩm nghệ thuật chất lượng cao; sửa chữa, nâng cấp rạp hát và các phương tiện kỹ thuật. Nghệ thuật biểu diễn cần chuẩn bị “sẵn nong, sẵn né” để khi cơn bão dịch bệnh Covid-19 đi qua, các nhà hát sẽ tung ra những tác phẩm nghệ thuật chất lượng, hấp dẫn để đáp ứng nhu cầu của khán giả.

 theo báo ANTD: |
https://anninhthudo.vn/dien-vien-bo-nghe-nha-hat-kiet-que-bo-vh-tt-dl-kien-nghi-goi-ho-tro-post468117.antd?fbclid=IwAR0WAmz0gPLilMYWeIKsEI9pbjv955kRwg4vSb0k2gkLSAsBZ38nV-r47s4

Bài Liên Quan

Tin Mới 3863550069430297039

Đăng nhận xét

emo-but-icon

Chuyển ngôn ngữ

Subscriber Youtube

Tin Fanpage

Bài đăng và Bình luận

Nóng

Bài Mới

Bình Luận

Visitors

Flag Counter
item