Quảng Ninh nỗ lực “làm chèo “- Nhà báo, Th.s Mai Văn Lạng
Đêm qua xem vở diễn “ Dấu thiêng Đông Hải “ do các nghệ sĩ Đoàn nghệ thuật tỉnh Quảng Ninh thể hiện, tôi đã rất xúc động. Xúc động vì nhiều ...
https://www.maivanlang.com/2022/10/quang-ninh-no-luc-lam-cheo-nha-bao-ths.html
Đêm qua xem vở diễn “ Dấu thiêng Đông Hải “ do các nghệ sĩ Đoàn nghệ thuật tỉnh Quảng Ninh thể hiện, tôi đã rất xúc động. Xúc động vì nhiều nhẽ
1- Mặc dù Quảng Ninh là tình giàu có vào bậc nhất, nhưng anh chị em văn nghệ sĩ, đặc biệt là đoàn nghệ thuật, lại gặp khó khăn vào bậc nhất. Sau khi giải tán các đoàn cải lương, chèo, kịch. . . sát nhập thành đoàn nghệ thuật Quảng Ninh thì tỉnh thí điểm “tự chủ “. Anh chị em phải tự nuôi nhau, và cuối cùng, mạnh ai nấy đi kiêm sống. Người xin về hưu non, người ra ngoài kiếm việc. Hầu hết các nghệ sĩ, nhạc công chèo tan tác. Vậy mà đêm qua, dù mỗi người mỗi ngả, được gọi, được mời về. Các nghệ sĩ diễn tối qua có người ở chèo, có người ở kịch nói chuyển sang, có người ở cải lương, họ vẫn thể hiện hết mình. Bùng cháy cho từng vai diễn. Nguyễn Văn Chính, vai vua Trần Nhân Tông, nguyên là diễn viên kịch nói, vậy mà khi cần vẫn ngâm sổng, vẫn hát tình thư hạ vị, hát đường trường thu không ngọt ngào . . .
2- Tôi đã từng cộng tác với đoàn NT tỉnh Quảng Ninh nên rất hiểu, đoàn có ít rất ít kinh phí, vậy mà các nghệ sĩ nối danh của làng chèo, làng nghệ thuật: Đạo diễn, Nsnd Hoàng Quỳnh Mai, Nhạc sĩ: Nsut Đào Tuấn Hải, Họa sỹ, Nsut Nguyễn Đạt Tăng, Dậy hát truyền thống Nsnd Minh Thu, chỉ huy dàn nhạc Nsut Nguyễn Quang Hiệp v v . . . đã không nề hà “ lội suối trèo non “ xuống dàn dựng cho đoàn. Nghe các nghệ sỹ “ít chèo, hoặc không chèo “ hát chèo mới thấy công phu của Nsnd Minh Thu. Chị đã quăng mình dạy hát truyền thống để Quảng Ninh cũng có chèo xịn
3- Thực sự cảm phục 3 khâu trong vở diễn “ Dấu thiêng Đông Hải “ của Đoàn NT Quảng Ninh. Để thể hiện sự giằng xé nội tâm trong con người của Hưng Nhượng Vương Trần Quốc Tảng giữa lời nguyền của ông Nội ( An Sinh Vương Trần Liễu ) là phải đoạt lấy ngai vàng cho ngành trưởng. Theo Nam Tống phục thù lấy lại ngôi Vương, hay dựng xây miền Đông Hải, phên dậu của Tổ Quốc . . . Đạo diễn Hoàng Quỳnh Mai đã cho cho hai tốp múa với hai màu sắc khác nhau. Một bên là màu xanh áo Chàm và cây đàn tính của người Tày Nùng mình biên cương Đông Bắc, một bên là tốp múa màu đỏ, đại diện cho bên nam Tống. Ns Đào Tuấn Hải cho hai bên thay nhau hát những bài hát mang tính dân ca của dân tộc mình. Và cuối cùng tình yêu đất nước, yêu quê hương, niềm tự hào dân tộc, tự hào truyền thống gia đình đã thắng thế
Họa sỹ Nguyễn Đạt Tăng đã rất tinh tế khi dùng ba mảng gỗ, cắt 3 phần của chữ Hán” TRẦN” ra. 3 mảng ấy khi hợp thành chữ Trần, có khi ba mảng ấy lung lay dữ dội thể hiện Nhà Trần có nguy cơ nội chiến, 3 mảng chữ ấy tách ra khi quân nguyên Mông tràn sang, thể hiện vua tôi mỗi người một ngả. Và khi chiến thắng, ba mang chữ ấy là được ghép vào nhau tao thành chữ Trần sáng chói trong lịch sử
Đạo diễn, Nsnd Hoàng Quỳnh Mai, chị nhận mình “ ngoại đạo “ của chèo, nhưng ở vở diễn này, chị bắt đấu THẤM chèo. Bút pháp tả ý, tả thần được chị vận dụng sáng tạo và linh hoạt. Đặc biệt là màn cuối. Chị đã cho “ tứ trụ triều đình “ là vua Trần Nhân Tông, Hưng đạo vương Trần Quốc Tuấn, Hưng Nhượng Vương Trần Quốc Tảng, Hưng Vũ Vương Trần Quốc Nghiễn đứng ở 4 mảng ghép,. Khi ai nói, thể hiện ý chí, tình cảm nguyện vọng của mình thì ánh sang chiều vào người đó. Mảng ghép ấy có bánh xe cơ động nên khi hợp, khi tan, khi xa khi gần, thể hiện một cách khéo léo tình cảnh, và tình cảm của những người trong cùng một dòng tộc lúc ấy.
Với một đoàn nghệ thuật “ khó khăn trăm bề “ mà đến với cuộc Liên hoan như Đoàn Quảng Ninh tôi nghĩ các nghệ sĩ của Đoàn đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của mình. Không cả thẹn với bạn bè đồng nghiệp, không cả thẹn với chèo!