Vài nét về chiếu chèo Thành Nam và vỡ diễn “ Trọn đời vì nước non “- Ths, Nhà báo Mai Văn Lạng

Vài nét về chiếu chèo Thành Nam và vỡ diễn “ Trọn đời vì nước non “ Thành Nam yêu dấu là một trong những cái nôi của nghệ thuật chèo. Trong ...



Vài nét về chiếu chèo Thành Nam và vỡ diễn “ Trọn đời vì nước non “
Thành Nam yêu dấu là một trong những cái nôi của nghệ thuật chèo. Trong suốt quá trình hình thành, xây dựng phát triển đoàn chèo Nam Định, Nhà hát chèo Nam Đình xưa và nay là Nhà hát nghệ thuât truyền thống tỉnh Nam Định luôn tạo cho mình một chỗ đứng vững chắc trong lòng công chúng. Những giọng hát hay những vai diễn giỏi luôn để lại những dấu ấn khó phai mờ trong sân khấu chèo sau Cách Mạng tháng 8. Khán thính giả yêu chèo không thể quên những giọng hát tiếng đàn của các nghệ sĩ như: Nsnd Kim Liên, Nsut Thế Tuyền, Ns Phùng Hường, Ns Kim Chung, Ns Mai Hương, Nsut Bích Thụ . . . sau này là giọng hát các Nsut Diệu Hằng, Ngọc Hùng, Thanh Vân, Thanh Nga . . .
Tối qua ( 22/10 ) Với vở diễn : Trọn đời vì nước non “, thật sự vui vì Nhà hát truyền thống tỉnh Nam Định vẫn giữ được “ Màu chèo “:
1- Vỡ diễn “ Trọn đời vì nước non “ kể về cuộc dời của đồng chí Trường chinh ( Đặng Xuân Khu )- nguyên Tổng bí thư của Đảng, người con yêu dấu của Nam Định- từ khi hoạt động Cách Mạng đến lúc lãnh đạo nhân dân giành chính quyền Cách mạng tháng 8-1945. Dù là tái hiện lại lịch sử nhưng với thế mạnh là chèo, đạo diễn, Nsnd Tự Long cùng với các nghệ sĩ của Nhà hát đã tạo được một số “ mảng “ miếng rất chèo. Tôi đặc biệt ấn tượng với cảnh bà con các dân tộc, giúp tù nhân vượt thác ghềnh, theo bè, mảng, xuôi dòng sông về xuôi, làm cách Mạng. Hình ảnh đồng chí Trường Chinh chỉ huy các tù nhân vượt thác băng ghềnh, đồng chí “đứng mũi chịu sào “ là một hình tượng đẹp, rất nghệ thuật, vừa nói lên được hiện thực lúc ấy, là phải có người cầm sào vững vàng mới có thể vượt qua những con thác lớn, vừa gợi đến những trọng trách lớn lao mà đồng chí Trường Chinh phải gánh vác để cùng với Đảng, Bác Hồ lãnh đạo nhân dân đi đến bến bờ vinh quang
2- Trong nghệ thuật sân khấu chèo, yếu tố hát rất quan trọng. Quan trọng đến mức, người xưa bảo “ đi xem hát chèo”. Có những vở diễn khán giả thuộc lòng vở diễn mà vẫn nô nức đi xem vì muốn nghe hát, muốn thẩm giọng hát. Ở vở diễn “ Trọn đời vì nước non “ cũng vậy. Cuộc đời, sự nghiệp Cách Mạng của đồng chí Trường Chinh được viết nhiều trên sách báo, trên các trang Wes chính thống . . . nhưng các nghệ sĩ Thanh Nam đã làm chèo, đã “ hát chèo” thế nào mới là điều mà khán giả ( kín rạp ) mong đợi. Và không phụ lòng khán giả các nghệ sĩ Thành Nam đã có một đêm biểu diễn “ hát chèo “ thật ngọt ngào, ấm áp truyền cảm. Tôi yêu tiếng hát Ns Xuân La: dầy, ấm, làn hơi đẫy, khỏe ( mặc dù mới ốm dậy ) nhưng Xuân La đã rất cố gắng để hoàn thành xuất sắc vai diễn của mình. Ns trẻ Thu Phương với vai bà Minh ( Vợ đồng chí Trường Chinh ) cũng có một giọng hát tốt, rất triển vọng. Nsut Ngọc Hùng vào vai cụ Đặng Xuân Viện ( Bố của đồng chí Trường Chinh ) vẫn giữ được phong độ một giọng hát hay trong làng chèo . . .
Mừng rằng Nhà hát Chèo Nam Định ( dù đã thay tên đổi họ là Nhà hát nghệ thuật truyền thống tỉnh Nam Định ) anh chị em vẫn “ bảo nhau “ giữ được màu chèo, chất chèo, đằm thắm

Bài Liên Quan

Tin Mới 257874253443432788

Đăng nhận xét

emo-but-icon

Chuyển ngôn ngữ

Subscriber Youtube

Tin Fanpage

Bài đăng và Bình luận

Nóng

Bài Mới

Bình Luận

Visitors

Flag Counter
item