Vài nét về tác giả chèo Mai Văn Sinh ( Em ruột tôi )

Cùng cha, cùng mẹ sinh ra, anh em mỗi người một khuôn mặt, một tính, một nết nhưng không hiểu sao niềm yêu chèo và dân ca thì anh em tôi lại...







Cùng cha, cùng mẹ sinh ra, anh em mỗi người một khuôn mặt, một tính, một nết nhưng không hiểu sao niềm yêu chèo và dân ca thì anh em tôi lại giống nhau đến thế. Khi tôi vào trường sân khấu thì Sinh mới học lớp 4, những đã tìm hiểu về chèo về dân ca, đặc biệt “ ngưỡng mộ “ các bài chèo của anh được phát trên đài
Lớn lên, hết lớp 12, thi đại học không đỗ, đi bộ đội, sức khỏe yếu, về nhà an dưỡng vẫn đau đáu với nghệ thuật. Năm 2003 Sinh bàn với tôi và quyết định thi vào lớp Biên kịch kịch hát trường đại học sân khấu điện ảnh Hà Nội. 4 năm học ở trường, Sinh chăm chỉ, cần mẫn học hát chèo, hát tuồng, học hát cải lương, học viết . . . thậm chí học cả đàn ( điều này Sinh hơn hẳn tôi ). Lớp Sinh may mắn được các thầy là các nhà biên kịch kịch hát dân tộc nổi tiếng : TS Nhà viết kịch Trần Đình Ngôn( chèo ), Ts Nhà viết kịch Xuân Yến ( Tuồng ) dìu dắt, riêng Sinh lại được thầy Quang Vinh ( chủ nhiệm khoa sân khấu ) yêu mến dậy thêm cải lương . . . Cuối cùng Sinh tốt nghiệp với một vở kịch hát rất thơ.
Ra trường cũng có vài nơi muốn nhận ( nhưng xa ) ở gần thì khó, may mắn trong thời gian học ở trường sân khấu, Sinh được một số thầy pháp sư ( là bạn của tôi ) yêu mến truyền dậy nghề phong thủy. Gần 20 năm Sinh long đong lận đận, lấy vợ sinh con làm nghề phong thủy giúp đời và kiếm sống. Nghề viết thì thì thoảng có viết lẻ tẻ vài bài, viết giúp chỗ này chố kia ca cảnh hoạt cảnh, nhưng tịnh không còn viết vở nữa
Thật may mắn cho Sinh và cho tôi, Nsnd Minh Thu, người chị trân quý của anh em chúng tôi, sau vài lần nhờ Sinh viết bài lẻ, đã nhận ra tài năng và trình độ biên kịch kịch hát sân khấu của sinh. Chị đã đứng ra “ bảo lãnh “ và dìu dắt Sinh để viết ( vừa viết kịch bản, vừa chuyển thể ) một lúc 4 vở chèo: Trung trinh liệt nữ ( Nhà hát chèo Hà Nội- huy chương vàng sân khấu Thủ Đô 2022 vừa qua). Tại liên hoan chèo 2022 đang diễn ra, Mai Văn Sinh có 3 vở tham gia liên hoan, 2 vở với tư cách là chuyển thể ( Những vì sao không tắt và Khóc giữa trời xanh, Đoàn chèo Trung tâm văn hóa Hà Nam ) và “ Vang bóng một thời “ đoàn chèo Hải Phòng. Vui vì các vở diễn do em đứng tên tác giả kịch bản chèo hay chuyển thể đều được bạn nghề đánh giá cao. Đặc biệt là cái gật đầu đầy yêu thương của thầy anh em chúng tôi là Ts Trần Đình Ngôn
Là một người cực kỳ khó tính trong nghề, lại là huynh trưởng tôi lại càng khắt khe hơn với Sinh trong viết. Nhưng quả thực khi xem “ vang bóng một thời “ và “ Khóc giữa trời xanh “ tôi đã rất xúc động. Vui vì em mình đã thực sự trưởng thành, thực sự “ chín ‘. Dưới sự chỉ bảo của các chị Minh Thu, Thúy Mùi, Hoàng Quỳnh Mai . . . Mai Văn Sinh đã “chín “ thật sự. Văn chương tuy chưa phải đẹp, phải hay, phải “Khuôn vàng thước ngọc “ nhưng cũng đủ để “ lọt tai làng sang tai họ “. Lối văn biền ngẫu, nói bắc cầu vào hát, từ đầu đến cuối bài hát đều bắt VẬN với nhau. Hiện nay số người viết như Sinh trong chèo không nhiều.
Nói như vậy, viết như thế không có nghĩa là Mai Văn Sinh không cần phải cố gắng nữa, đặc biệt là nghệ thuật xây dựng cốt truyện. Sinh phải dành thời gian nhiều hợn cho :ĐI, ĐỌC, HỌC, VIẾT để trau dồi kiến thức cơ bản, đặc biệt là nâng tầm triết học để tư tưởng của vở có chiều sâu, mới mong vở tồn tại lâu dài được.
Bố và anh chị em trong gia đình tự hào về em. Cố gắng lên Sinh nhé!

Bài Liên Quan

Tin Mới 5977378830941288105

Đăng nhận xét

emo-but-icon

Chuyển ngôn ngữ

Subscriber Youtube

Tin Fanpage

Bài đăng và Bình luận

Nóng

Bài Mới

Bình Luận

Visitors

Flag Counter
item