Lớp Tập huấn sáng tác, soạn lời dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh tỉnh Nghệ An năm 2024
KẾ HOẠCH Tổ chức lớp Tập huấn sáng tác, soạn lời dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh tỉnh Nghệ An năm 2024 Thực hiện Quyết định số 3122/QĐ-UBND ngà...
https://www.maivanlang.com/2024/10/lop-tap-huan-sang-tac-soan-loi-dan-ca.html
KẾ HOẠCH
Tổ chức lớp Tập huấn sáng tác, soạn lời dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh
tỉnh Nghệ An năm 2024
Thực hiện Quyết định số 3122/QĐ-UBND ngày 24 tháng 8 năm 2021 của
UBND tỉnh về việc phê duyệt đề án Bảo vệ và phát huy giá trị di sản Dân ca Ví,
Giặm Nghệ Tĩnh tỉnh Nghệ An giai đoạn 2021 - 2025.
Thực hiện Quyết định số 4265/QĐ-SVHTT ngày 29/12/2023 của Sở Văn hóa
và Thể thao Nghệ An về việc giao kế hoạch công tác năm 2024.
Căn cứ Công văn số 2796/SVHTT-QLVH ngày 01 tháng 10 năm 2024 về
việc tổ chức lớp tập huấn sáng tác, soạn lời dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh tỉnh Nghệ
An năm 2024; Trung tâm Nghệ thuật truyền thống Nghệ An ban hành Kế hoạch tổ chức lớp
Tập huấn sáng tác, soạn lời dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh tỉnh Nghệ An năm 2024,
cụ thể như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích
Hướng dẫn, bồi dưỡng cho các học viên có khả năng sáng tác, soạn lời dân
ca Ví Giặm trên địa bàn tỉnh nắm được phương pháp sáng tác, kỹ năng soạn lời
mới dân ca Ví, Giặm nhằm phát triển đội ngũ các tác giả, soạn giả, nghệ nhân
sáng tạo những tác phẩm có giá trị tư tưởng, nghệ thuật từ chất liệu dân ca Ví,
Giặm Nghệ Tĩnh để sử dụng rộng rãi trong đời sống sinh hoạt văn hóa, văn nghệ
hàng ngày của cộng đồng, trong các kỳ liên hoan, hội thi hội diễn, các chương
trình nghệ thuật biểu diễn,... góp phần gìn giữ, bảo tồn và phát huy các giá trị của
dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh.
2. Yêu cầu
Tổ chức lớp tập huấn đúng đối tượng, nội dung, thời gian, đảm bảo hiệu quả,
đúng mục đích và tiết kiệm.
II. THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM
1. Thời gian: Thực hiện 07 ngày (không liên tục) tại lớp học .
- Từ 15- 17/10/2024: Khai giảng lớp và học tập trung tại lớp học.
- Từ 18- 25/10/2024: Học viên thực hành sáng tác, soạn lời dân ca tại địa
phương.
- Từ 26- 29/10/2024: Học viên tập trung báo cáo sản phẩm tại lớp học, giảng
viên góp ý, chỉnh sửa và chấm bài. Báo cáo tổng kết lớp tập huấn.
2
2. Địa điểm: Thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An
III. ĐỐI TƯỢNG, SỐ LƯỢNG THAM GIA
1. Đối tượng:
Các nghệ nhân, cán bộ Trung tâm VH-TT&TT các huyện, thành phố, thị xã
trong tỉnh; Cán bộ, diễn viên, nhạc công Trung tâm Nghệ thuật truyền thống Nghệ
An có khả năng sáng tác, soạn lời mới Dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh.
2. Số lượng:
- Nghệ nhân 21 huyện, thành phố, thị xã trong tỉnh: 28 người.
- Cán bộ chuyên môn Trung Tâm VH-TT&TT các huyện thành phố, thị xã:
11 người.
- Cán bộ, diễn viên, nhạc công Trung tâm Nghệ thuật truyền thống Nghệ An:
08 người.
* Tổng số: 47 người
IV. NỘI DUNG LỚP TRUYỀN DẠY
1. Khai mạc lớp truyền dạy (có chương trình riêng)
2. Các bài giảng và thực hành (có Giáo trình và Chương trình riêng)
-
Bài 1: Đôi nét về dân ca Việt Nam nói chung và dân ca xứ Nghệ nói riêng.
Giới thiệu lời mới và kỹ năng soạn lời mới trong dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh.
Thực hành phân tích, đánh giá kết quả của học viên. Thực hiện 2 buổi. (Giảng
viên: Soạn giả Mai Văn Lạng - Trưởng phòng Dân ca, Hệ âm nhạc- Thông tinGiải trí VOV3, Đài TNVN).
-
Bài 2: Phương pháp sáng tác, soạn lời mới cho dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh.
Ứng dụng thực hành tại lớp. Thực hiện 2 buổi. (Giảng viên: NSND Nguyễn An
Ninh).
-
Bài 3: Khái quát đặc điểm của sân khấu kịch hát dân ca Nghệ Tĩnh. Những
nét tương đồng và khác nhau giữa kịch hát truyền thống Việt Nam và kịch hát dân
ca Nghệ Tĩnh. Ứng dụng làn điệu vào cụ thể từng vở diễn. Thực hành minh họa từ
các vở diễn thành công. Thực hiện 2 buổi. (Giảng viên: Nhạc sỹ Phan Thành).
- Bài 4: Học viên báo cáo sản phẩm. Giảng viên góp ý, chỉnh sửa và chấm bài.
Thực hiện 4 buổi: (2 thầy/ buổi). (Giảng viên: NSND Nguyễn An Ninh; Nhạc sỹ
Phan Thành).
- Bài 5: Học viên báo cáo sản phẩm. Giảng viên góp ý, chỉnh sửa và chấm bài.
Giảng viên lựa chọn tác phẩm chuẩn bị chương trình báo cáo tổng kết lớp. Thực
hiện 4 buổi: (2 thầy/ buổi). (Giảng viên: NSND Nguyễn An Ninh; Nhạc sỹ Phan
Thành).
3
3. Tổng kết lớp truyền dạy: Chương trình báo cáo tổng kết và phát chứng
chỉ cho học viên (có chương trình riêng).
V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Thành lập Ban Tổ chức (có quyết định riêng)
- Trưởng ban: Giám đốc Trung tâm Nghệ thuật Truyền thống Nghệ An.
- Phó trưởng ban: PGĐ Trung tâm Nghệ thuật Truyền thống Nghệ An;
- Thành viên:
+ Trưởng phòng HCTH, Trung tâm Nghệ thuật truyền thống Nghệ An;
+ Trưởng phòng NCST, Trung tâm Nghệ thuật truyền thống Nghệ An;
+ Trưởng đoàn Dân ca Ví, Giặm, Trung tâm Nghệ thuật truyền thống Nghệ
An;
+ Phó Trưởng phòng NCST, Trung tâm Nghệ thuật truyền thống Nghệ An;
+ Kế toán trưởng Trung tâm Nghệ thuật truyền thống Nghệ An.
2. Trung tâm Nghệ thuật Truyền thống Nghệ An
2.1. Phòng Nghiên cứu - Sưu tầm:
- Xây dựng dự thảo Kế hoạch; Nội dung chương trình (truyền dạy, khai mạc,
tổng kết); Tổng hợp giáo trình, tài liệu giảng dạy.
- Tham mưu thành lập Ban Tổ chức; chuẩn bị các điều kiện và triển khai các
cuộc họp BTC.
- Phối hợp với Trung tâm VH,TT&TT các huyện chọn cử học viên tham gia.
- Soạn thảo và gửi thông báo về các địa phương tập hợp học viên tham gia;
Mời giảng viên, đặt bài giảng; lập danh sách học viên, thông báo triệu tập; gửi giấy
mời đại biểu dự khai mạc, tổng kết lớp truyền dạy; in giáo trình tài liệu cho giảng
viên và học viên; đón tiếp đại biểu, học viên; bố trí ăn nghỉ cho giảng viên, học
viên không hưởng lương từ NSNN.
- Ghi hình chụp ảnh, viết bài, đăng tin;
- Điều hành chương trình khai mạc, tổng kết lớp tập huấn.
- Phối hợp với Phòng Văn hoá, Trung tâm Văn hoá các huyện triển khai các
nội dung liên quan đến công tác tổ chức lớp tập huấn.