Mai Văn Lạng- trải lòng qua khúc dân ca
Soạn giả Mai Văn Lạng pv ở Trường Sa Mai Văn Lạng Trải lòng trong khúc dân ca … ...
https://www.maivanlang.com/2016/05/chan-dung-soan-gia-mai-van-lang-nsut.html
Soạn giả Mai Văn Lạng pv ở Trường Sa |
Mai Văn Lạng
Trải lòng trong khúc dân ca…
NSUT Khúc Hà Linh
* Chìm đắm trong âm nhạc cổ truyền,
nhưng anh lại nổi lên, ngời ngời lóng lánh, trong vai trò của một soạn giả từ mấy
chục năm nay.
* Có người gọi anh là người thắp lửa, giữ lửa cho nghệ
thuật cổ truyền, còn tôi, tôi thấy anh là chiếc cầu, chắp nối những niềm vui, gieo niềm đắm say của những tâm hồn đắm say với
môn nghệ thuật cổ truyền ấy.
***
Tôi biết Mai Văn Lạng từ
những năm đầu của thế kỷ 21. Một lần anh từ Hà Nội xuống trường VHNT Hải Dương,
nơi tôi đang công tác , để trực tiếp trao cho tôi một giải thưởng , đó là một chiếc Radio do Đài TNVN tặng thưởng,
trong lần tôi tham gia cuộc vận động viết
lời mới dân ca chèo… .
Ngày ấy, Lạng còn rất trẻ.
Nghe người đi cùng giới thiệu Lạng giữ vai trò Phó trưởng phòng Dân ca và chèo
của Đài, thì tôi cũng ngạc nhiên. Tôi biết ở các cơ quan TW, vào được vị trí
như thế là rất đặc sắc.
Một lần khác, anh và nhạc
sĩ Ngọc Liễn về trường dàn dựng một chương trình “ Khắp nơi đàn và hát dân ca”,
mà cả chương trình thời lượng dài 30 phút đều do các giáo viên và học sinh nhà
trường biểu diễn. Lạng năng nổ làm việc, từ biên tập đến chỉ đạo thực hiện. Ban ngày chưa xong, tối lại làm tiếp.
Sau này đã biết nhau,
anh hay điện thoại nhắc nhở viết bài, một cách chân thành sâu sắc. Đã có lần
anh và đồng nghiệp đi xe lửa từ Hà Nội về
Hải Dương , rồi gọi điện thoại cho tôi đưa xe ra ga đón về làm việc , để kịp thời
có chương trình phát trên sóng, phục vụ những ngày kỷ niệm…Hình như anh sinh ra
là để hành động, chứ không để ngồi trong một căn phòng đầy ắp giấy má hành
chính?
Sau này, nhờ phương tiện
thông tin truyền thông, tôi biết thêm Lạng đã đi khắp các vùng miền tổ quốc để thâm nhập thực
tế, phát hiện phong trào, khơi dậy những nhân tố mới , trong nghệ thuật cổ truyền.
Anh vào nam ra bắc, lên rừng xuống biển, ra tận hải đảo xa xôi. Sống chan hòa với
các chiến sĩ đang ngày đêm bám biển, bảo vệ biên cương đất nước. Thường là sau
những chuyến đi như thế, lúc trở về anh lại có những chương trình mới mẻ, nội
dung phong phú đa dạng.
Lạng có năng khiếu sáng
tác khá sớm. Là người yêu thơ và làm thơ từ nhỏ nên anh có thể soạn lời cho nhiều làn điệu dân ca và chèo. Hàng chục
năm qua các tiết mục do Mai Văn Lạng soạn lời đều chiếm được cảm tình của đông
đảo khán thính giả. Nhiều bài được đưa vào làm giáo trình giảng dậy ở các trường
văn hóa nghệ thuật…Ấy là những ca khúc giàu chất thơ, ngôn ngữ giàu hình ảnh,
giàu âm điệu, ca từ đẹp, dễ hát dễ nhớ. Vì thế nhiều ca sĩ chuyên nghiệp hay chọn
bài để biểu diễn và thu đĩa. Những ca sĩ nghiệp dư lại càng tâm phục Lạng. Tôi
may mắn được mời dự Liên hoan Hội những
người yêu nghệ thuật chèo không chuyên toàn quốc lần thứ 2, tổ chức tại Chí
Linh- Hải Dương, được chứng kiến điều này: Từ trong nam ngoài bắc, từ biên
cương đến vùng biển , có 100 ca khúc
đăng ký tham gia biểu diễn, thì có 19 bài( 19%) là của Mai Văn Lạng soạn lời.
Cũng dễ hiểu, những tác phẩm của anh có
nội dung sâu sắc và có tính nghệ thuật cao…
Không chỉ thế, Lạng còn
tỏ ra là người có tài tổ chức các sự kiện, quy tụ những tấm lòng say mê nghệ
thuật chèo. Anh là người luôn luôn làm cho các chương trình thêm tươi mới, tránh
không nhàm chán và cũ mòn.
Anh là người có tầm nhìn
xa. Hàng năm, trước những ngày lễ lớn,
hoặc những sự kiện trọng đại , ngày thương binh liệt sĩ, giải phóng miền Nam,
nghìn năm Thăng Long, ngày sinh Bác Hồ …
,bao giờ anh cũng chuẩn bị các chương trình đặc sắc và chu đáo . Tôi đã chứng
kiến, và đồng hành với anh nhiều “ miếng
trò “ do anh đạo diễn..
Để kỷ niệm 60 năm ngày
Chiến thắng Điện Biên Phủ, anh mời một số soạn giả có bài về Điện Biên, ca sĩ
hát bài về Điện Biên, gặp nhau chuyện trò trao đổi. Lần thì thu trực tiếp, lần
thì ghi âm rồi dàn dựng thành chương
trính phát sóng. Chính hơi thở từ thực tế ấy làm cho thính giả và các tác giả tâm sự gần gũi nhau
hơn. Cũng chỉ một bài, nhưng các anh đã
sáng tạo cách biểu hiện, khiến cho người nghe thấy mới hơn. Sự sống luôn luôn
đòi hỏi sức sáng tạo là vì thế.
Lần khác, để chuẩn bị
phát lại bài hát “ Hạt thóc quê hương” , anh cử BTV đến tận cơ quan tôi làm việc,
để ghi âm chuyện trò về xuất xứ bài hát ấy. Các anh đã khai thác cảm xúc của
tác giả khi sáng tác, viết thêm nhưng lời bình phẩm, những diễn giải đằng sau
ca từ , khiến cho nội dung bài hát không hề cũ .
Bạn nghe đài vẫn thường
tâm đắc với ca khúc chèo “ Lắng tiếng quê hương” do NSUT Văn Chương hát trên
các kênh truyền hình, trên sóng phát
thanh? Vâng, bài hát ấy, có xuất xứ khá lý thú.
Một lần Lạng gọi điện
cho tôi: Bác viết cho chúng em một ca khúc nói về quê hương nhé. Mà phải dùng
điệu “ Đào liễu “ nhé. Đặc biệt là không thể kể một mái đình, một ngôi chùa cụ
thể nào đấy. Vì Đài phát ra là cho quảng đại quần chúng , cộng đồng cùng nghe? Tôi hiểu ngay. Rất nhiều soạn giả viết ca khúc, chỉ thích cho địa danh
rất cụ thể vào bài hát, nên thiếu tính phổ quát. Vì thế nhà Đài thật khó khăn sử
dụng.
Tôi hiểu được nỗi niềm của
Mai Văn Lạng, nên đã viết những ca từ thật dạt dào xúc động, đầy ký ức tuổi thơ,
nhưng dồn nén những chi tiết cụ thể, để
thăng hoa thành nét chung của quê hương đất nước:
Bến nước sân đình, tháng năm in sâu
lòng ta
Bến nước sân đình , trống chèo đêm
xuân
Ngọt ngào say đắm, gió mát trong lành
, ngan ngát hương cau
Mưa vờ ai đó nép bên nhau
Thánh thót chuông chùa, bóng ai tấm
khăn lụa bay
Đội lễ lên chùa, tiếng mõ nghĩa nhân,
thẳm vào ký ức
Cho tới bây giờ da diết lòng ta
Trên đường chinh chiến nơi xa …
Tôi phải nói dài
dòng như thế, để rút lại một điều ngắn gọn
thế này: Mai Văn Lạng, là biên tập viên đã quy tụ được những cộng tác viên
trong cả nước tham gia công việc của Đài. Anh đã có những góp ý thật cụ thể, thật
nghề nghiệp với cộng tác viên, giúp họ đỡ sa đà vào những cảm xúc vụn vặt, đi
chệch mục tiêu của những ca khúc cần lưu
ý.
Bài hát ấy lại được NSUT
Văn Chương, sáng tạo thêm một lần nữa, thành một giai phẩm. Đến nỗi nhắc tên
bài hát, nhiều thính giả nghĩ đến Văn Chương. Cũng ca khúc này được rất nhiều đơn vị sử dụng, chọn
làm tiết mục mang đi thi thố , và không một lần nào không mang về HCV , HCB.
Lạng là người có chí học
tập và rèn luyện. Với kiến thức trong trường đại học, chưa đủ, anh tiếp tục bồi
bổ bằng cách tiếp cận với cuộc đời, chăm đọc sách, đọc thơ, làm thơ. Bởi thơ
ca, ca dao rất gần với ca từ trong mỗi khúc dân ca . Soạn giả nào có
ngôn ngữ dân gian phong phú, sẽ càng có
khả năng sáng tạo nên những tác phẩm có giá trị. Lạng thích khám phá, tự mày
mò, nghiên cứu. Anh thuộc hàng trăm làn điệu chèo, quan họ, cải lương, tuồng,
hát văn, ca trù, xoan ghẹo, giao duyện Hà Nam, ví dặm Nghệ Tĩnh, ca Huế, dân ca
Bình trị Thiên, Bài chòi, hò lý khu 5, các điệu lý dân ca Nam Bộ. Anh biết cả
dân ca của các dân tộc thiểu số như Tày, Nùng, Dao, Chăm, Khơ me . . . Anh biết
và có thể viết về hàng chục các loại nhạc cụ dân tộc của Việt Nam. Mấy ai biết
rằng anh còn tổ chức sản xuất và dàn dựng
hành trăm chương trình dân ca và nhạc cổ truyền trên sóng Đài VTV1,VTV2,VTV3,
HTV1, HTV2, Hải Dương, Hưng Yên ….
***
Bẵng đi một thời gian, Lạng
gặp tôi, anh khoe đã hoàn thành chương trình
làm luận văn tốt nghiệp cao học. Tôi biết với học vị Thạc sĩ nghệ thuật,
anh đã thành công chuyên đề “ Ca từ trong chèo”. Rất thông minh nhạy
cảm, Lạng có lợi thế làm BTV nhiều năm, anh có một kho tàng đồ sộ vốn liếng, đó
là những bản thảo của soạn giả gửi về. Anh chắt lọc những tinh hoa, rồi thổi
vào đó những hồn vía mới.
Tôi đã có vinh dự được
anh viết bài giới thiệu trong albulm “ Lắng tiếng quê hương”, do NSUT Hoàng Yến
đọc. Đây là tập hợp những ca khúc dân ca
bắc trung nam mà tôi soạn lời, đã được các nghệ sĩ chuyên nghiệp ở TW hát suốt ba chục năm qua. Những phát hiện của anh
về kỹ thuật viết chèo, sử dụng ngôn ngữ, giai điệu thật là chính xác, đến tác
giả cũng không nghĩ đến.
Vừa chuyên lại vừa hồng,
Thời gian qua anh tiếp tục học xong chương trình cao cấp lý luận chính trị. Thật đáng mừng cho anh.
Được trang bị kiến thức
cơ bản, lại có tâm hồn , niếm say mê với nghệ thuật cổ truyền, Mai văn Lạng là con chim đang xoải cánh chim bay
vào trời rộng./.
Hải Dương ngày 12/5/2016