BỆNH "NGÁO" QUYỀN LỰC?!

Hai câu chuyện thu hút sự chú ý của dư luận những ngày qua. 1 là chuyện thím phó Chủ tịch quận Thanh Xuân tranh cãi với chủ quán cà phê ...


Hai câu chuyện thu hút sự chú ý của dư luận những ngày qua. 1 là chuyện thím phó Chủ tịch quận Thanh Xuân tranh cãi với chủ quán cà phê do đồng nghiệp để xe dưới lòng đường, rồi huy động cả hệ thống chính trị phường vào cuộc (gọi điện cho phó chủ tịch phường - theo giải thích của thím, nhưng xuất hiện cả chủ tịch và trưởng công an phường. Một trong hai vị đó (có lẽ do cuộc gọi gấp gáp từ cấp trên nên phi xe máy không cả đội mũ bảo hiểm).

2. là ông Bảy Tướng về hưu, ngồi trong một xe chạy quá tốc độ, csgt tuýt còi, không chấp hành còn quát mắng dọa nạt, và dùng nhiều lời lẽ thô tục với chiến sỹ cảnh sát giao thông.

Cả hai câu chuyện tưởng là nhỏ, là cá nhân nhưng có hệ quả vô cùng lớn. Ở chuyện 1, bất luận thế nào, người dân "đanh đá ra sao" thì bà phó chủ tịch ứng xử như thế cũng là không ổn. Thân làm công chức, lại là quan chức, phải luôn giữ hình ảnh ở mọi nơi, trong xử lý công việc lẫn trong các mối quan hệ xã hội. Một việc lẽ ra xử lý nhẹ nhàng, chuyển ô tô chỗ khác - người dân bình thường cũng biết là nên như vậy, lại tranh cãi như hàng tôm hàng cá. Không chỉ vậy, to chuyện hơn, gọi phó chủ tịch phường, rồi cả Chủ tịch và trưởng công an phường ra để xử lý. 

Đối với chuyện 2, dù là tướng nhưng về hưu rồi. Đánh vần rõ ràng: Hờ ưu hưu, HƯU, là thường dân thôi. Vậy nhưng vẫn mắc bệnh là lãnh đạo, sai phạm - vi phạm luật giao thông, còn lớn tiếng mắng nhiếc cảnh sát giao thông đang thi hành công vụ, đe dọa cách chức cả Giám đốc công an Cần Thơ. Quả thực, việc làm của Bảy Tướng không những gây mất thể diện cho chính ông, cho đơn vị cũ ông công tác, mà còn làm ảnh hưởng đến danh dự của người dân. Bởi ông giờ là dân, đi đâu xin ông hãy nhớ cho ông là DÂN, làm gì cũng mang danh nghĩa là dân, nên ông hãy giữ uy tín cho người dân giùm.
Cách hành xử sai (tranh cãi, đôi co với dân xuất phát từ hành động đỗ xe không đúng của mình) khiến dân đổ nước mắm vào xe, thành ra cái sảy nảy cái ung. Cái sai của lãnh đạo đã vô tình làm cho người dân có hành vi sai theo.

Cả hai câu chuyện cho thấy có một bộ phận cán bộ cả đương chức lẫn về hưu đang "ngáo quyền lực", ảo tưởng quyền lực. Nó cũng cho thấy, việc đem vị trí công tác của một số cán bộ, công chức vào để giải quyết các mâu thuẫn cá nhân, những vi phạm pháp luật diễn ra khá phổ biến và làm hình ảnh của cán bộ công chức, lãnh đạo bị sứt mẻ ít nhiều - vốn đang không được vẹn tròn trong mắt nhân dân, cần được gia cố, vun đắp nhiều hơn.

Những vụ việc tưởng nhỏ nhưng không xử lý đến nơi đến chốn thì sẽ thành to. Dân gian có câu: khi bé ăn cắp quả trứng, lớn lên có thể "chôm" luôn cả đàn gà. Vì thế, vụ Phó Chủ tịch quận Thanh Xuân cần được xử lý rõ ràng, để mai này không gây họa cho xã hội. Nay cậy làm phó chủ tịch quận, có thể ra oai với dân, thị uy bằng việc gọi lãnh đạo phường, thì ngày mốt chức vụ cao hơn, ai dám chắc không làm những việc tày trời hơn?! Còn đối với vị Bảy Tướng về hưu, hưu oy, có lẽ xử lý bằng cách....cách chức dân, nhỉ?!

Làm người ai chả có lúc sai, đừng thanh minh thanh nga nữa tướng Bảy à. Lúc ông làm quan Bố Bi chả dám để ý, nay là dân như Bố Bi oy, hãy giữ thể diện cho dân, đến thực tâm xin lôiz anh csgt, xong. Thế cho đoàng hoàng.

Mà Bảy tướng có nhớ quyền lực, thi thoảng tập hợp con cháu trong nhà rồi quát nạt chúng. Phận con cháu chắc chắn sẽ thông cảm, chứ ra đường, hưu rồi, vẫn mắc bệnh lãnh đạo, quát mắng tào lao, quát phải đứa thanh niên có số má giang hồ, nó lại nện cho. Lúc đó, thì thật là ê.

Bài Liên Quan

Tin Mới 6117879181555665564

Đăng nhận xét

emo-but-icon

Chuyển ngôn ngữ

Subscriber Youtube

Tin Fanpage

Bài đăng và Bình luận

Nóng

Bài Mới

Bình Luận

Visitors

Flag Counter
item