Sân khấu chèo đang " chìm nổi ba đào": cần nhìn thẳng, nói thẳng- Ths. Mai Văn Lạng

Vài lời với “ chèo “  ( nhân một cuộc hội thảo bàn về gìn giữ nghệ thuật chèo trong xa hội đương đại ) cảnh trong vở " Phú ông học làm ...

Vài lời với “ chèo “ 

( nhân một cuộc hội thảo bàn về gìn giữ nghệ thuật chèo trong xa hội đương đại )


cảnh trong vở " Phú ông học làm quan " Nhà hát chèo Ninh Bình 



Tôi không được mời tham dự hội thảo nên không thể trực tiếp có ý kiến. Đã đọc, đã nghe, đã xem, dã say, đã làm chèo mấy chục năm xin có mấy lời bàn thế này:

Vở diễn:
Phần lớn các vở diễn của chèo nhiều năm qua đã bị “ Gieo vừng ra ngô “ rồi, còn đâu là “khóc với sầu “

Kịch bản:
Tác giả không còn nhiều. Kịch bản không chèo, không có cái màu, cái vẻ của chèo. Câu chữ văn chương nhạt nhẽo. Người viết cho có thơ có vần thì xác chữ, đại đã số là đối thoại kịch cài vài câu hát cho đúng tâm trạng nhân vận. vậy thôi

Đạo diễn:
Đạo diễn (có lẽ vì phải tư duy theo kịch bản, hoặc tư duy logic ) nên cấu trúc mảnh trò không còn. Gần đây tìm được một vở chèo có thể tách ra diễn riêng của một vài trích đoạn là khó hoặc không có

Diễn viên:
Các nghệ sĩ chèo thật sự có tài năng, có tâm huyết. Nhiều người hiểu đau đáu với nghề nhưng lực bất tòng tâm. Họ lo cơm áo gạo tiền cho gia đình, cho bản thân. Bên ngoài biết bao thú vui, và cách kiếm tiền qua giọng hát tiếng đàn của họ hấp dẫn hơn, nên tập LẤY XONG, diễn CHO ĐẠT rồi còn nhiều việc khác

Khán giả:
Khán giả. Gần đây do tiếp xúc với các phương tiện thông tin đại chúng, tiếp xúc qua mạng xã hội, được giao lưu trò chuyện với nhiều nghệ sĩ, người làm chèo nên họ đã có nhận thức sâu rộng, toàn diện về nghệ thuật chèo. Bên cạnh đó họ cũng ý thức được tình yêu và trách nhiệm của mình với nghệ thuật dân tộc. Chính vì vậy đã nở rộ những CLB chèo ở thôn, xã, huyện tỉnh ,những đình, chùa, dòng họ đều thích viết chèo về quê hương và được nghe hát, được làm Karaoke v v . . . tuy nhiên, họ vẫn không mấy mặn mà với các vở diễn.
Tôi là người hay được “quần chúng nhân dân “ bộc lộ tâm sự. Họ không thích chèo vì đi xem một vở chèo bây giờ cũng giống như xem kịch nói. Tuy nhiên câu chuyện kịch nói lại không hay, không hấp dẫn, không bằng mấy bộ phim được chiếu trên truyền hình. Vậy họ đi làm gì. Một số đến rạp vì nghiện chèo, vì thích nghệ sĩ A, nghệ sĩ B đóng, vì nể đạo diễn mời, nhạc công gọi v v . . . thực ra bán vé để diễn trọn một vở giờ không còn mấy người xem


Phải làm gì?
Theo tôi, nếu các đoàn dựng chèo, không cần phải dàn dựng 1 năm hai vở, mà cần phải tích góp dựng lấy một vở cho ra CHÈO XỊN. không cần đến những vở diễn tốn hàng tỷ đồng đắp chiếu để đấy. Chúng ta chuốt lại các trích đoạn chèo hay, dựng thêm một số vở chèo ngắn 45 phút đổ lại, vui chèo ( chèo vui ) là chính. Tiếp tục để các nghệ sĩ tỏa đi các địa phương, trên các phương tiện thông tin đại chúng, giới thiệu quảng bá về chèo. Trau dồi giọng hát tiếng đàn, tập huấn kỹ chuyên môn nghiệp vụ.  
Có một thực tế không thể phủ nhận: nghệ thuật chèo ngày càng được quần chúng nhân biết đến, tin yêu, và cùng nhau gìn giữ, nhưng đó là NGHỆ THUẬT HÁT CHÈO không phải là nghệ thuật sân khấu chèo./.


Hà Nội 12h00 trưa ngày 5/4/2022

Bài Liên Quan

Tin Mới 6500399869732685982

Đăng nhận xét

emo-but-icon

Chuyển ngôn ngữ

Subscriber Youtube

Tin Fanpage

Bài đăng và Bình luận

Nóng

Bài Mới

Bình Luận

Visitors

Flag Counter
item